Người đứng đầu liên minh NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết ông dự kiến trong nay mai chính phủ Afghanistan sẽ tán đồng một hiệp ước an ninh mới để binh sĩ nước ngoài có thể hoạt động ở Afghanistan sau năm 2014. Tổng thống Hamid Karzai đã không chịu ký hiệp ước này trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng tư, và một bài tường thuật của báo chí Mỹ cho biết ông đang bí mật tiếp xúc với phe Taliban để điều đình một hòa ước. Hoa Kỳ đã cảnh báo ông Karzai rằng cần phải có ngay một thỏa thuận an ninh để có thể trù hoạch kịp thời cho việc triển khai binh sĩ sau năm 2014. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Zlatica Hoke.
Cuộc vận động bầu cử tổng thống đang diễn ra khá sôi nổi ở Afghanistan. Tổng thống Karzai không được phép tái tranh cử và ông cho biết ông muốn nhà lãnh đạo mới của nước ông đứng ra ký kết hiệp ước an ninh mà chính phủ ông đã thương lượng với Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney đã nhiều lần nhấn mạnh tới tính chất cấp thiết của việc ký kết một hiệp định song phương để huấn luyện và hỗ trợ các lực lượng Afghanistan.
"Sự trì hoãn kéo dài nhiều chừng nào thì các lực lượng Mỹ và Nato càng khó trù hoạch cho sự hiện diện hậu 2014 nhiều chừng đó. Đây là một vấn đề được tính bằng tuần, chứ không tính bằng tháng, và tôi nghĩ rằng đó là một cách để nói là chúng tôi không thể chờ lâu hơn nữa, bởi vì không thể nào yêu cầu các đồng minh Nato hoặc các viên tư lệnh trong quân đội Mỹ lên kế hoạch cho một tình huống giả định. Đây là một công việc rất phức tạp và không thể có và sẽ không có binh sĩ Mỹ ở Afghanistan sau năm 2014 mà không có sự ký kết của một hiệp ước an ninh song phương."
Hôm thứ ba, Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen bày tỏ sự tin tưởng là một hiệp định mới với Kabul sẽ được ký kết. Ông cho báo chí ở London biết rằng an ninh của Afghanistan lệ thuộc vào hiệp định đó.
"Tuy chúng tôi tin rằng các lực lượng an ninh Afghanistan sẽ có khả năng để gánh vác toàn bộ trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Afghanistan, nhưng chúng tôi cũng tin rằng họ tiếp tục cần tới sự huấn luyện và hỗ trợ. Nhưng còn có một điều khác nữa là nếu chúng tôi không có mặt ở Afghanistan sau năm 2014 thì điều đó cũng gây khó khăn cho việc tạo ra những nguồn lực tài chánh đầy đủ để duy trì các lực lượng an ninh của Afghanistan. Và nếu không được như vậy, chính phủ Afghanistan sẽ không có khả năng để trả lương cho các lực lượng an ninh Afghanistan. Vì vậy, đó là một thách thức rất lớn cho Afghanistan."
Các mối quan hệ của Mỹ với Tổng thống Karzai đã bị căng thẳng trong vài năm qua. Ông đã tố cáo quân đội Mỹ sử dụng sức mạnh một cách bừa bãi và gây ra quá nhiều tử vong cho thường dân ở nước ông.
Theo một bài tường thuật của tờ New York Times hôm thứ ba, ông Karzai đã bí mật tiếp xúc với phe Taliban để tìm cách đạt được một thỏa thuận hòa bình mà không có sự dính líu của Mỹ. Bài tường thuật cho rằng việc này giải thích lý do vì sao ông Karzai không chịu ký hiệp ước an ninh mới với Hoa Kỳ và khăng khăng đòi thả một số phần tử hiếu chiến Taliban ra khỏi nhà giam, bất chấp sự phản đối của Mỹ.
Hôm thứ ba, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã họp tại Tòa Bạch Ốc với các giới chức quân sự hàng đầu để thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Afghanistan. Không có thông cáo nào sau cuộc họp kín này, nhưng một phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc cho biết chưa có quyết định về vai trò của Mỹ ở Afghanistan sau năm 2014.
Cuộc vận động bầu cử tổng thống đang diễn ra khá sôi nổi ở Afghanistan. Tổng thống Karzai không được phép tái tranh cử và ông cho biết ông muốn nhà lãnh đạo mới của nước ông đứng ra ký kết hiệp ước an ninh mà chính phủ ông đã thương lượng với Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney đã nhiều lần nhấn mạnh tới tính chất cấp thiết của việc ký kết một hiệp định song phương để huấn luyện và hỗ trợ các lực lượng Afghanistan.
"Sự trì hoãn kéo dài nhiều chừng nào thì các lực lượng Mỹ và Nato càng khó trù hoạch cho sự hiện diện hậu 2014 nhiều chừng đó. Đây là một vấn đề được tính bằng tuần, chứ không tính bằng tháng, và tôi nghĩ rằng đó là một cách để nói là chúng tôi không thể chờ lâu hơn nữa, bởi vì không thể nào yêu cầu các đồng minh Nato hoặc các viên tư lệnh trong quân đội Mỹ lên kế hoạch cho một tình huống giả định. Đây là một công việc rất phức tạp và không thể có và sẽ không có binh sĩ Mỹ ở Afghanistan sau năm 2014 mà không có sự ký kết của một hiệp ước an ninh song phương."
Hôm thứ ba, Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen bày tỏ sự tin tưởng là một hiệp định mới với Kabul sẽ được ký kết. Ông cho báo chí ở London biết rằng an ninh của Afghanistan lệ thuộc vào hiệp định đó.
"Tuy chúng tôi tin rằng các lực lượng an ninh Afghanistan sẽ có khả năng để gánh vác toàn bộ trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Afghanistan, nhưng chúng tôi cũng tin rằng họ tiếp tục cần tới sự huấn luyện và hỗ trợ. Nhưng còn có một điều khác nữa là nếu chúng tôi không có mặt ở Afghanistan sau năm 2014 thì điều đó cũng gây khó khăn cho việc tạo ra những nguồn lực tài chánh đầy đủ để duy trì các lực lượng an ninh của Afghanistan. Và nếu không được như vậy, chính phủ Afghanistan sẽ không có khả năng để trả lương cho các lực lượng an ninh Afghanistan. Vì vậy, đó là một thách thức rất lớn cho Afghanistan."
Các mối quan hệ của Mỹ với Tổng thống Karzai đã bị căng thẳng trong vài năm qua. Ông đã tố cáo quân đội Mỹ sử dụng sức mạnh một cách bừa bãi và gây ra quá nhiều tử vong cho thường dân ở nước ông.
Theo một bài tường thuật của tờ New York Times hôm thứ ba, ông Karzai đã bí mật tiếp xúc với phe Taliban để tìm cách đạt được một thỏa thuận hòa bình mà không có sự dính líu của Mỹ. Bài tường thuật cho rằng việc này giải thích lý do vì sao ông Karzai không chịu ký hiệp ước an ninh mới với Hoa Kỳ và khăng khăng đòi thả một số phần tử hiếu chiến Taliban ra khỏi nhà giam, bất chấp sự phản đối của Mỹ.
Hôm thứ ba, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã họp tại Tòa Bạch Ốc với các giới chức quân sự hàng đầu để thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Afghanistan. Không có thông cáo nào sau cuộc họp kín này, nhưng một phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc cho biết chưa có quyết định về vai trò của Mỹ ở Afghanistan sau năm 2014.