Một giới chức cấp cao phụ trách về vấn đề phát triển cho rằng các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải trải qua một sự ‘thay đổi một cách toàn diện’ nếu họ muốn đối đầu với các thách thức do vấn đề biến đổi khí hậu đề ra.
Trong một cuộc hội thảo tại Bangkok hôm nay, ông Bindu Lohani, Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á, nói rằng các nguồn lực hiện có để làm đường, hệ thống cống thoát, cầu và các đường ống dẫn có thể chống cự trước vấn đề biến đổi khí hậu hiện “hoàn toàn thiếu thốn.”
Ông Lohani cảnh báo rằng các tổ chức cho vay nhà nước và các nhà đầu tư cá nhân không thể tiếp tục đổ tiền vào các dự án về hạ tầng mà không cân nhắc tới khả năng chịu đựng nhiệt độ nóng hơn, mực nước dâng cao hơn và các cơn bão ngày càng khốc liệt hơn.
Ông Lohani ước tính rằng cho tới năm 2050, tổn phí để xây dựng các xã hội có khả năng chống chọi với tình trạng biến đổi khí hậu khắp khu vực ở vào khoảng 40 tỷ đôla mỗi năm.
Con số đó so với con số chỉ ở mức 4,4 tỷ đôla trong khoảng thời gian từ năm 2009 tới năm 2010.