Liên Hiệp Quốc nói rằng họ rất lo ngại trước việc Tổng Thống Musharraf tuyên bố tình trạng khẩn trương tại Pakistan, và cho rằng đó là một sự thoái bộ về dân chủ.
Hôm thứ bảy, tại Washington một người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng Hoa Kỳ trông đợi ông Musharraf giữ đúng các cam kết của ông tổ chức các cuộc bầu cử, và từ chức Tư Lệnh Quân Đội trước khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 15 tháng một.
Người phát ngôn nói rằng Hoa Kỳ đứng cạnh nhân dân Pakistan hậu thuẫn cho tiến trình dân chủ, và chống các thành phần cực đoạn gây bạo động.
Trong khi đó, Anh bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các việc làm của Tướng Musharraf, và thúc giục ông hãy hành động phù hợp với hiến pháp.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh David Milibrand nói rằng mặc dù Anh thừa nhận về mối đe dọa cho nền hòa bình và an ninh ở Pakistan, song sự ổn định chỉ có thể được thực hiện theo đường lối dân chủ và chế độ pháp quyền.
Một người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Ấn Độ nói rằng Ấn Độ rất tiếc về tình hình khó khăn ở Pakistan và nói thêm rằng Ấn Độ hy vọng tình hình tại Pakistan sẽ sớm trở lại bình thường.
Cựu Tổng Thống Pakistan, bà Benazir Bhutto, nói rằng bà tin là việc tuyên bố tình trạng khẩn trương là một bước nữa tiến đến chế độ độc tài hơn nữa của ông Musharraf.
Bà Bhutto tuyên bố rằng đảng của bà sẽ phản đối việc này.
Bà Bhutto đã đưa ra lời tuyên bố chuyện với phóng viên báo chí hôm tối thứ bảy khi bà trở lại Pakistan sau khi Tổng Thống Musharraf đình chỉ việc thực thi hiến pháp.