Một người đàn ông tự nhận là thủ lãnh khủng bố Abu Musab al-Zarqawi có liên hệ với Al-Qaida đã tuyên bố mở “cuộc chiến khốc liệt” nhắm vào nền dân chủ tại Iraq.
Trong một cuốn băng video cho công bố hôm chủ nhật, al-Zarqawi, kẻ tại đào đang bị truy nã gắt gao nhất tại Iraq, gọi cuộc bầu cử được ấn định vào ngày 30 tháng này là một cái bẫy sập độc ác nhắm đưa phe đa số Hồi giáo Shia lên nắm quyền. Ông ta nói rằng bất cứ một người Iraq nào đi bầu đều là kẻ bất trung.
Quân nổi dậy và quân chiến đấu trung thành với al-Zarqawi vẫn thực hiện những vụ tấn công hầu như hàng ngày nhắm vào binh sỹ Iraq và Hoa Kỳ cũng như thường dân trong khoảng thời gian trước ngày bầu cử.
Nhưng Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq tiên liệu cử tri đi bầu sẽ rất đông giữa lúc màng lưới an ninh được siết chặt chuẩn bị cho cuộc bầu cử tại Iraq trong tuần tới, TTV Paula Wolfson của đài Tiếng nói Hoa Kỳ từ Washington tường trình rằng theo lời đại sứ John Negroponte thì kế hoạch an ninh chặt chẽ đã được bố trí.
Được 5 đài truyền hình Hoa Kỳ phỏng vấn, đại sứ Negroponte nói rằng nhân dân Iraq muốn đi bầu và đang có những nỗ lực để bảo đảm cho họ được đi bầu trong an toàn. Ông đưa ra lượng định trên đài truyền hình tin tức Fox rằng mọi người sẽ thấy số cử tri Iraq ở miền bắc và miền nam nước này đi bầu đông. Cũng sẽ có những nơi gặp rắc rối, nhất là ở miền trung, trong khu vực được gọi là vùng tam giác Hồi giáo Sunni.
Các phần tử nổi dậy trong khu vực do người Hồi giáo Suni chiếm đa số này đang đưa ra những lời hăm dọa nhấm vào những ai muốn tham gia cuộc bầu cử, gọi cuộc bầu cử là một âm mưu nhắm đưa người Hồi giáo Shia lên nắm quyền lực.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq nói rằng trong lúc ông hy vọng tất cả mọi cử tri người Hồi giáo Sunni hợp lệ sẽ đi bầu, thì người ta cũng không nên coi mức độ tham dự của nhóm này làm một tiêu chuẩn để đánh giá cuộc bầu cử.
Đại sứ Negroponte cũng nhấn mạnh rằng ngay tại những khu vực mà quân nổi dậy mạnh thế nhất, cũng đang có những nỗ lực lớn lao hầu bảo đảm rằng mỗi một cữ tri hợp lệ của Iraq đều có thể đến phòng phiếu chọn ứng viên mà họ ủng hộ.
Ông cho biết vấn đề an ninh đang được cả lực lượng đa quốc tại Iraq cũng như các lực lượng quân đội và cảnh sát Iraq đảm nhiệm. Họ đã có những kế hoạch bảo vệ an ninh chặt chẽ từ trung ượng đến từng các vị bầu cử.
Các nhà lập pháp hàng đầu của Hoa Kỳ cũng lên tiếng nhận định về cuộc bầu cử tại Iraq. Nghị sỹ Diane Feinstein, thuộc đảng Dân chủ, nói trên đài truyền hình Fox rằng cuộc bầu cử mang tính cách vộ cùng quan yếu. Bà nêu lên rằng cuối cùng thì cuộc bầu cử có thể qui tụ nhiều phe phái khác nhau tại Iraq lại với nhau.
Bà nói rằng đây là bước khởi đầu và rằng sau này sẽ còn nhiều cơ hội để đưa phe Hồi giáo Sunni tham dự. Bà hy vọng người Hồi giáo Sunni sẽ đi bỏ phiếu.
Cũng trong cùng chương trình, nghị sỹ Cộng Hòa Lindsey Graham nhìn xa hơn đến những gì có thể xảy ra sau cuộc bầu cử. Ông nói rằng nếu như đạt được ngay cả sự đoàn kết chính trị, quân nổi dậy vẫn tiếp tục thủ thách ý chí của nhân dân Iraq.
Năm 2005 này sẽ là một năm đầy cam go ngay cả sau khi bầu cử đã được tổ chức xong xuôi. Nếu như nhân dân Iraq tham dự đông đảo, điều mà tôi hy vọng, quân nổi dậy vẫn tiếp tục tấn công vì bản hiến pháp sẽ được soạn thảo trong năm nay.
Theo ý kiến của nghị sỹ Graham thì đây s là năm đầy cam go cho cả Iraq lẫn Hoa Kỳ. Nhưng ông nói thêm rằng nếu như những ai can dự vào việc đem dân chủ đến cho Iraq biết kiên nhẫn thì đây sẽ là một năm đầy cơ hội.