Alzheimer và PET scan: Phỏng vấn bác sĩ Phùng Gia Thanh. - 2004-02-17

Bệnh Alzheimer, tức chứng lú lẫn, quên lãng, thường xuất hiện vào giai đoạn sau của cuộc đời. Theo các chuyên gia thì chỉ nội ở Hoa Kỳ không thôi đã có có đến 4 triệu người mắc chứng bệnh do rối loạn não bộ như vậy. Người bị bệnh Alzheimer ngày càng mất trí nhớ và mất đi khả năng suy nghĩ. Cho tới nay người ta vẫn chưa tìm ra phương thuốc để chữa khỏi chứng bệnh này.

Vào lúc này thì các bác sỹ chỉ có thể xác nhận là bệnh nhân mắc chứng Alzheimer bằng cách xét nghiệm các tế bào não sau khi bệnh nhân đã chết hoặc lấy tế bào não bộ của bệnh nhân còn sống ra thử nghiệm. Nhưng mới đây một loại thử nghiệm mới được phát minh đã đem đến cho chúng ta hy vọng là bệnh Alzheimer có thể được phát hiện sớm hơn.

Hiện nay các chuyên gia xét nghiệm một nguời bị nghi là vướng phải chứng Alzheimer bằng cách trắc nhgiệm họ bằng bài viết và vấn đáp để xem khả năng suy nghĩ và diễn đạt ý tưởng bằng ngôn từ của họ có còn tỉnh táo hay không. Các chuyên gia cũng sử dụng cộng hưởng từ (tức MRI) để theo dõi những thay đổi trong não bộ, tức là những thay đổi có thể là dấu chứng của bệnh Alzheimer.

Khi các dấu chứng của bệnh được phát hiện bằng phương pháp cộng hưởng từ thì rất nhiều bệnh nhân đã đến giai đoạn bệnh nặng rồi. Loại thử nghiệm mới được phát minh có thể giúp định bệnh trước khi một người tỏ lộ dấu chứng đã bị bệnh Alzheimer. Do đó phương cách chữa trị có thể được áp dụng sớm hơn và các bác sỹ có thể theo dõi để xem trị liệu sớm có giúp ích gì cho bệnh nhân hay không. Căn cứ vào đó mà người ta có thể tìm ra các loại thuốc mới hay cải tiến các loại thuốc có sẵn.

Bác sỹ William Klunk thuộc trường Y Khoa đại học Pittsburgh tại bang Pennsylvania đã giúp phát minh ra loại thử nghiệm này. Bệnh nhân sẽ được chích một lượng nhỏ phân tử phóng xạ gọi là Pittsburgh Compound B vào máu.

Theo bác sỹ Klunk thì Pittsburgh Compound B có thể kết chặt vào 1 loại protein có tên là Amyloid đã đóng lại thành từng mảng nơi não bộ của các bệnh nhân Alzheimer. Bác sỹ có thể thấy được các mảng này với phương tiện gọi là PET scan. Các protein gây bệnh Alzheimer thấy được qua màn hình của PET scan sẽ có màu vàng hay đỏ.

Trong nhiều năm bác sỹ Klunk và toán nghiên cứu của ông đã cố công tìm kiếm một chất gì đó để có thể gắn kết vào với Amyloid. Cuối cùng thì họ đã tìm ra một chất có thể đến được não bộ bằng cách chích vào máu, đó là Pittsburgh Compound B.

Khám phá này đưa tới việc thử nghiệm cho 16 người bị nghi là mang bệnh quên lẫn Alzheimer. Theo các nhà khảo cứu thì thử nghiệm này cho thấy là trong cơ thể của các bệnh nhân Alzheimer có Amyloid. 1 trong 9 người khỏe mạnh khác được thử nghiệm để so sánh cũng mang một lượng Amyloid nhỏ trong người. Người ta còn cần phải thí nghiệm thêm với nhiều người nữa mới có thể đi đến kết luận là thử nghiệm này có chính xác hay không. Hiện giờ thì cơ quản Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm đang cứu xét việc chấp thuận cho sử dụng phương pháp xét nghiệm mới này.

Sau đây là bài phỏng vấn của Lan Phương với bác sỹ Phùng Gia Thanh về xét nghiệm bằng PET scan.

Q: Sau đây là những thắt mắc mà chúng tôi xin ông vui lòng giải đáp. Thứ nhất, PET scan viết tắt của những chữ gì ?

A: PET scan viết tắt của từ Positron Emission Tomography. Positron là hạch nhân trong tế bào. Tế bào có một nucleus ở giữa, chung quanh có electrons, ở giữa có đơn vị gọi là positron. PET scan thuộc về y khoa nguyên tử. Đó là viết tắt của Positron Emission Tomography scan.

Q: Xin bác sỹ giải thích rõ PET scan là thử nghiệm như thế nào ?

A: Đây là một thử nghiệm bằng cách chích vào người một chất tiết ra đồng vị phóng xạ. Chất chích vào là fluoride 18. Trong cơ thể có nhiều chất, thí dụ carbon số 12, còn chất fluoride này số 18. Chất này tiết ra phóng xạ. Cho chất fluoride 18 dính với glucose chích vào trong người. Tất cả những tế bào ung thư trong người hoạt động rất mạnh, và sẽ hút glucose này vào, nên chỗ nào có tế bào ung thư thì sẽ hút chất đó vào, trong khi đó thì chất fluoride 18 sẽ theo vào, sau đó thì một máy thu hình sẽ thu các chất phóng xạ tiết ra từ trong người, nên khi thấy chỗ nào tích tụ nhiều chất đó thì chỗ đó có ung thư.

Q: Y khoa Hoa Kỳ đã sử dụng PET scan từ bao giờ ?

A: Thí nghiệm đã từ 10 năm nay rồi. Nhưng thử nghiệm bằng PET scan thì chỉ mới được đem áp dụng chính thức trong y khoa từ 1 năm nay thôi.

Q: PET scan được áp dụng trong những trường hợp như thế nào ? Xin bác sỹ cho một số thí dụ.

A: PET scan chính xác nhất bây giờ là cho ung thư phổi. Thứ hai là Melanoma, ung thư của mấy nốt ruồi bị lan khắp nguời. Thứ ba là Lymphoma , tức là ung thư của hạch bạch huyết. Những bệnh như ung thư vú đã được mổ rồi, muốn thử nghiệm xem nó có lan ra chưa thì PET scan rất tốt. Thường sau khi mổ ung thư vú nguơi ta phải chờ 5 năm xem nó có lan ra hay không nhưng chỉ cần chờ 1 năm chụp lại bằng PET scan, nếu bị lại người ta có thể thấy ngay lập tức . Kế đó là ung thư gan . Những thứ khác có thể khám phá bằng PET scan là bệnh Alzheimer, những bệnh về óc thì PET scan rất chính xác. Áp dụng mới của PET scan cũng được áp dụng cho bệnh suy tim. Bây giờ PET scan được dùng cho cả bệnh tim nữa. Dùng đồng vị phóng xạ chích vào người thì nó đi vào từng tế bào của những vùng cơ thể bị hư, bị đau, bị ung thư nên rất là chính xác. PET scan kể như định bệnh cho tới tận tầng cấp của tế bào (cellular level).

Q: MRI và PET scan có liên hệ gì với nhau ?

A: Hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau. PET scan dùng isotope (đồng vị phóng xạ) ,MRI dùng từ trườøng (magnetic field), giống như nam châm của mình. MRI là Magnetic Resonance Imaging. Hai thử nhgiệm này đều đi vào tận mô tế bào và chụp hình cho ta thấy.

Q: Một máy dùng để làm PET scan hiện nay trị giá khoảng bao nhiêu ?

A: Một triệu rưởi đô la.

Q: Theo lượng định cuả ông thì hiện nay PET scan đã được sử dụng rộng rãi hay chưa ?

A: Rất rộng rãi. Như tôi vừa kể với chị, tiêu chuẩn bên Mỹ bây giờ là: khi đụng những chứng bệnh này thì bắt buộc phải làm PET scan.

Q: Xin bác sỹ vui lòng cho biết về quá trình của ông.

A: Tôi tốt nghiệp y khoa Sài Gòn nằm 1973. Mất nước năm 75 tôi sang Mỹ, học tại trường Wayne State University tại Michigan. Tôi học lại về khoa quang tuyến. Sau đó tôi có đi fellowship (nghiên cứu sinh) thêm về một số các chuyên khoa khác nữa cũng ở Michigan. Sau đó tôi mở một Out Patient Imaging Center ở Westsminster vùng California nơi có cộng đồng người Việt đông nhất ở nước Mỹ, và tôi đã mở được 18 năm rồi.