<!-- IMAGE -->Chính phủ Thái Lan tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch giao trả hàng ngàn người tỵ nạn thuộc sắc tộc Hmong về Lào, bất chấp những lời kêu gọi ngày càng nhiều của quốc tế yêu cầu Bangkok hủy bỏ kế hoạch này.
Các giới chức Thái Lan bác bỏ những lời chỉ trích liên tục nhắm vào họ từ khi Bangkok loan báo 4000 di dân sẽ bị gửi trả về Lào trước cuối năm nay.
Hôm thứ Sáu, Thủ Tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva cho biết tất cả mọi chuyện đã được chuẩn bị để thực hiện cho được vụ hồi hương này.
Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và các nhóm bảo vệ nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi Thái Lan hủy bỏ chương trình hồi hương, nói rằng người sắc tộc Hmong sẽ bị đàn áp khi trở về Lào.
Chính phủ Lào bác bỏ lập luận cho rằng người Hmong sẽ bị trả thù sau khi hồi hương.
Di dân Hmong vẫn lưu trú tại một trại tạm cư trong tỉnh Petchabun ở bắc Thái. Hàng ngàn người sắc tộc Hmong từng sát cánh chiến đấu với các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đã đào thoát sang Thái Lan.
Thái Lan nói những người có mặt trong trại tạm cư là di dân kinh tế, và dựa trên lập luận này, không cho phép các cơ quan quốc tế tiếp xúc để thẩm định xem liệu họ có thuộc thành phần tỵ nạn chính trị hay không.
Các giới chức Thái Lan bác bỏ những lời chỉ trích liên tục nhắm vào họ từ khi Bangkok loan báo 4000 di dân sẽ bị gửi trả về Lào trước cuối năm nay.
Hôm thứ Sáu, Thủ Tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva cho biết tất cả mọi chuyện đã được chuẩn bị để thực hiện cho được vụ hồi hương này.
Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và các nhóm bảo vệ nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi Thái Lan hủy bỏ chương trình hồi hương, nói rằng người sắc tộc Hmong sẽ bị đàn áp khi trở về Lào.
Chính phủ Lào bác bỏ lập luận cho rằng người Hmong sẽ bị trả thù sau khi hồi hương.
Di dân Hmong vẫn lưu trú tại một trại tạm cư trong tỉnh Petchabun ở bắc Thái. Hàng ngàn người sắc tộc Hmong từng sát cánh chiến đấu với các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đã đào thoát sang Thái Lan.
Thái Lan nói những người có mặt trong trại tạm cư là di dân kinh tế, và dựa trên lập luận này, không cho phép các cơ quan quốc tế tiếp xúc để thẩm định xem liệu họ có thuộc thành phần tỵ nạn chính trị hay không.