Chứng cứ mới về sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam

<!-- IMAGE -->

Căn cứ trên những tài liệu vừa được giải mật của Văn Khố An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ người ta có được bằng chứng vững chắc về chính sách của Hoa Kỳ đối với vụ đảo chính ông Diệm và nó cho thấy những chứng cứ mới về một trong những giai đoạn gay cấn nhất của sự can dự của nước Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam.

Căn cứ trên các băng ghi âm và tài liệu ghi lại các buổi họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, có những bằng chứng mới cho thấy:

- Tổng thống Kennedy không ngừng áp lực đòi phải có những thông tin chính xác hơn liên quan đến những thành phần quân đội VN ủng hộ cũng như chống đối một cuộc đảo chính. Trong lúc Tổng thống Kennedy bày tỏ sự miễn cưỡng trong việc tiến hành một vụ đảo chính mà không có cơ may thành công, ông lại đồng ý với các giới chức Hoa Kỳ rằng giới lãnh đạo chính phủ Sài Gòn lúc đó sẽ không có cơ may thành công trong cuộc chiến Việt Nam. Trong băng ghi âm người ta có thể nghe thấy ông Kennedy đang điều hợp các cuộc tranh luận của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia để hình thành một chính sách đặc biệt nhắm tới vụ đảo chính.

- Tổng thống Kennedy và những giới chức cao cấp khác của Hoa Kỳ đồng ý rằng ít nhất thì lãnh tụ của miền Nam Việt Nam lúc đó là ông Diệm phải bị buộc loại ông Nhu và bà vợ của ông ta ra khỏi chính phủ miền nam Việt Nam. Chuyện này có thể được thực hiện bằng các đường lối ngoại giao hay đòi hỏi phải đi tới một cuộc đảo chính đã trở thành trọng tâm của hầu hết những cuộc tranh luận trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Ngay cả các giới chức chống đối biện pháp đảo chính cũng đồng ý phải loại bỏ ông Nhu. Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, cũng giống như Tổng thống Kennedy, chỉ đồng ý cho thực hiện cuộc đảo chính với điều kiện là nó có thể thành công, đồng thời để giải quyết vấn đề ông Nhu. Những người đồng ý gồm cả các giới chức Mỹ mà sau đó đã được coi là chống đối việc mở rộng cuộc chiến Việt Nam, trong số này nổi tiếng nhất là Thứ trưởng Ngoại giao George W. Ball.

- Ông Kennedy và nhóm cố vấn của ông coi những đề nghị ngưng viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam là những biện pháp làm suy yếu chính phủ Diệm trước mắt những tướng lãnh miền nam hoặc giao thẳng viện trợ cho quân đội Việt Nam thay vì trao cho ông Diệm.

Những đề nghị di tản người Mỹ ra khỏi nam Việt Nam rõ ràng có liên hệ đến vụ quân đội đảo chính.

Những băng ghi âm tiết lộ rằng những kế hoạch cho một cuộc triệt thoái của người Mỹ được tạo dựng trong bối cảnh những cuộc tranh luận của Hội Đồng An Ninh Quốc gia về vụ đảo chính, nó trở thành một nét đặc trưng trong phương kế ngoại giao để thuyết phục ông Diệm loại bỏ ông Nhu.

Sự chọn lựa cụ thể trong chính sách của Hoa Kỳ mà ông Kennedy đưa ra, bằng cách gửi Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và tướng Maxwell D. Taylor sang Sài Gòn trong một sứ mạng ngoại giao vào tháng 9 năm 1963, đã được tính trước trong các cuộc thảo luận của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.

Các băng ghi âm cho thấy sứ mạng của họ được hoạch định để tạo áp lực với ông Diệm loại bỏ ông Nhu, lúc đầu là một phương kế để đạt được mục tiêu cho Hoa Kỳ bằng đường lối ngoại giao trong lúc các tướng lãnh quân đội nam Việt Nam kết nạp thêm những người ủng hộ cho một vụ đảo chính.

Tất cả những điểm được nêu lên này mang tầm vóc quan trọng để cho chúng ta hiểu biết hơn về cuộc chiến Việt nam.

Lấy ví dụ, các cuộc thảo luận được ghi âm về các mục đích của việc hoạch định một vụ triệt thoái của người Mỹ ra khỏi nam Việt nam đã làm suy yếu những luận cứ của một số người nói rằng Tổng thống Kennedy trước sau chỉ muốn rút ra khỏi cuộc chiến.

Mặc dù là Tổng thống Kennedy có bày tỏ những nghi ngờ như trong đoạn băng ghi âm ông nói với những người thân cận nhất tại phòng bầu dục này 29 tháng 8 năm 1963 là ‘chúng ta mắc kẹt ở đó rồi’, nhưng ông không bao giờ bác bỏ sự cam kết đối với Việt Nam.

Và thực ra,chỉ ít lâu sau đó, ông đã nói trước cùng nhóm thân cận này rằng trong khi quốc hội có thể sẽ nổi giận với việc Hoa Kỳ tiến tới với các tướng lãnh Việt Nam thì Quốc hội sẽ càng nổi giận hơn nếu Việt Nam sụp đổ.

Những lời lẽ này cho thấy quyết tâm của Tổng thống Kennedy dấn thân vào cuộc chiến chứ không bỏ cuộc.