Hoa Kỳ: Nhân quyền ở VN vẫn ở mức 'không thỏa đáng'

Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay: tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn nằm ở mức 'không thỏa đáng' trong năm 2008 với những vụ tham nhũng của cảnh sát công an và viên chức chính phủ cùng với những biện pháp hạn chế đối với các thành phần chống đối về mặt chính trị.

Tin của các hãng thông tấn quốc tế trích bản phúc trình hàng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên toàn cầu mô tả Việt Nam là một quốc gia chuyên chế, trong đó các hành động bất đồng chính kiến bị cấm chỉ và người dân bị bắt giữ một cách độc đoán chỉ vì những hoạt động chính trị của mình.

Theo bản phúc trình, vào cuối năm 2008 chính phủ Việt Nam đang giam giữ ít nhất 35 người vì lý do chính trị, và cho hay theo các quan sát viên quốc tế, số người bị bắt giữ này lên tới vài trăm người. Vẫn theo bản phúc trình, tệ nạn buôn người, bạo động và phân biệt đối xử đối với phụ nữ vẫn còn là những vấn đề đáng kể.

Bản phúc trình nêu ra tình trạng tham nhũng tràn lan trong chính quyền và nhấn mạnh tới tình trạng thiếu phân minh trong đường lối thi hành chính sách tịch thâu ruộng đất, bắt dân chúng di dời để lấy đất cho các dự án hạ tầng cơ sở.

Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn nằm ở mức 'không thỏa đáng' trong năm 2008 với những vụ tham nhũng của cảnh sát công an và viên chức chính phủ cùng với những biện pháp hạn chế đối với các thành phần chống đối về mặt chính trị.

Tin của các hãng thông tấn quốc tế trích bản tường trình hàng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên toàn cầu mô tả Việt Nam là một quốc gia chuyên chế, trong đó các hành động bất đồng chính kiến bị cấm chỉ và người dân bị bắt giữ một cách độc đoán chỉ vì những hoạt động chính trị của mình.

Theo bản phúc trình, vào cuối năm 2008 chính phủ Việt Nam đang giam giữ ít nhất 35 người vì lý do chính trị, và cho hay theo các quan sát viên quốc tế, số người bị bắt giữ này lên tới vài trăm người. Vẫn theo bản phúc trình, tệ nạn buôn người, bạo động và phân biệt đối xử đối với phụ nữ vẫn còn là những vấn đề đáng kể.

Bản phúc trình nêu ra tình trạng tham nhũng tràn lan trong chính quyền và nhấn mạnh tới tình trạng thiếu phân minh trong đường lối thi hành chính sách tịch thâu ruộng đất, bất dân chúng di dời để lấy đất cho các dự án hạ tầng cơ sở.

Việt Nam bác bỏ những nhận xét mà họ gọi là 'thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai trái về Việt Nam' trong bản phúc trình hàng năm về nhân quyền của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bản phúc trình về tình trạng nhân quyền trong năm 2008 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam vẫn hạn chế quyền tự do bầy tỏ tư tưởng, nhất là đối với quyền lên tiếng chỉ trích cá nhân các nhà lãnh đạo trong chính phủ, đề cao đường lối chính trị đa nguyên hoặc nền dân chủ đa đảng.

Bản phúc trình nêu vụ xảy ra ngày 19 tháng 9 khi cảnh sát đánh đập trưởng văn phòng của hãng thông tấn AP tại Hà Nội khi ông này tìm cách chụp hình một buổi cầu nguyện tập thể tại Tòa Khâm Sứ cũ.

Một điểm tiến bộ nhỏ của Việt Nam trong năm 2008 được bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngợi khen là cách đối xử với người tàn tật.

Theo bản phúc trình, giới hữu trách trong lãnh vực giao thông chuyên chở của Việt Nam đã thực hiện những điều giúp người tàn tật sử dụng được các phương tiện giao thông công cộng, đồng thời buộc các trụ sở mới của chính quyền phải có những lối ra vào đặc biệt dành cho những người tàn tật.

Trong khi đó, một bản thông cáo báo chí do văn phòng của dân biểu liên bang Ed Royce phổ biến hôm thứ Tư cho hay dân biểu Royce, đại diện địa hạt 40 của tiểu bang California và hiện là thành viên cao cấp Tiểu Ban Châu Á, Thái Bình Dương và Môi Trường Toàn Cầu thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện, tỏ ý không hài lòng với bản báo cáo về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2008 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vì những nhận xét mà ông cho là 'không rõ ràng'.

Dân biểu Royce cho biết ông muốn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra lập trường mạnh mẽ hơn nữa và lên án những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bằng những lời lẽ nặng nề hơn nữa.

Dân biểu Royce cho rằng bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao đã không nói đầy đủ những điều phải nói và nhất là đã không đề cập tới chuyện phải đưa lại Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt.

Việt Nam bác bỏ bản phúc trình thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền, cho rằng bản phúc trình thiếu khách quan và dựa vào những thông tin sai lầm hoặc đầy thiên kiến.

Phía Việt Nam cho rằng trong những năm gần đây, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả trong việc bảo đảm và phát triển quyền tự do của dân chúng về nhiều mặt, trong có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin.

Tuy nhiên, bản phúc trình về tình trạng nhân quyền trong năm 2008 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam vẫn hạn chế quyền tự do bầy tỏ tư tưởng, nhất là đối với quyền lên tiếng chỉ trích cá nhân các nhà lãnh đạo trong chính phủ, đề cao đường lối chính trị đa nguyên hoặc nền dân chủ đa đảng.

Bản phúc trình nêu vụ xảy ra ngày 19 tháng 9 khi cảnh sát đánh đập trưởng văn phòng của hãng thông tấn AP tại Hà Nội khi ông này tìm cách chụp hình một buổi cầu nguyện tập thể tại Tòa Khâm Sứ cũ.

Một điểm tiến bộ nhỏ của Việt Nam trong năm 2008 được bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngợi khen là cách đối xử với người tàn tật. Theo bản phúc trình, giới hữu trách trong lãnh vực giao thông chuyên chở của Việt Nam đã thực hiện những điều giúp người tàn tật sử dụng được các phương tiện giao thông công cộng, đồng thời buộc các trụ sở mới của chính quyền phải có những lối ra vào đặc biệt dành cho những người tàn tật.

Trong khi đó, một bản thông cáo báo chí do văn phòng của dân biểu liên bang Ed Royce phổ biến hôm thứ Tư cho hay dân biểu Royce, đại diện địa hạt 40 của tiểu bang California và hiện là thành viên cao cấp Tiểu Ban Châu Á, Thái Bình Dương và Môi Trường Toàn Cầu thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện, tỏ ý không hài lòng với bản báo cáo về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2008 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vì những nhận xét mà ông cho là 'không rõ ràng'.

Dân biểu Royce cho biết ông muốn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra lập trường mạnh mẽ hơn nữa và lên án những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bằng những lời lẽ nặng nề hơn nữa.

Dân biểu Royce cho rằng bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao đã không nói đầy đủ những điều phải nói và nhất là đã không đề cập tới chuyện phải đưa lại Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt.