Một liên minh của các tổ chức y tế quốc tế vừa đưa ra một sáng kiến để
làm cho những xét nghiệm lao được sẵn sàng nhanh chóng thực hiện tại
các quốc gia nghèo khó, trong một nỗ lực nhằm nhanh chóng xác định và
chữa trị những ca bệnh lao có thể kháng với những loại thuốc kháng sinh
theo tiêu chuẩn. Phái viên Jessica Berman của Đài VOA có bài tường
trình chi tiết sau đây.
Tổ chức Y tế thế giới và một số các
đối tác thuộc các tổ chức y tế toàn cầu vừa loan báo sáng kiến 26,1
triệu đô la để bắt đầu việc làm biến đổi các phòng thí nghiệm tại hơn
hai chục quốc gia nghèo nhất từ việc dựa trên các phân tử để thực hiện
các xét nghiệm bệnh lao sang các xét nghiệm dựa vào di truyền học.
Các
xét nghiệm về DNA, còn được gọi là 'cách thăm dò xét nghiệm', có thể
cho các nhân viên điều trị biết ngay trong ngày liệu có người nào bị
nhiễm với một loại lao nào đó kháng với những loại thuốc kháng sinh rất
thông thường, thì họ có thể bắt đầu các biện pháp trị liệu mạnh hơn.
Các
xét nghiệm lao hiện nay có liên quan đến sự cấy vi trùng có thể mất
hàng tuần cho đến hàng tháng để thực hiện, vào lúc mà số các ca bệnh
lao đề kháng với nhiều loại thuốc hoặc, loại bệnh lao MDR đang phát
triển.
Ông Rich O’Brien là người đứng đầu một dự án thẩm định
của tổ chức FIND, một tổ chức có trụ sở đặt tại Geneve đã phát triển
phương pháp xét nghiệm bệnh lao để điều trị lâm sàng và hiện nay đang
giúp cho các nước chuẩn bị sử dụng công nghệ mới cho các phòng thí
nghiệm.
Ông O’Brien nói: “Chúng tôi thấy xét nghiệm này có tiềm
năng cách mạng hoá chẩn đoán bệnh lao, và nó có một đóng góp đáng kể
trongviệc kiểm soát dịch bệnh lây lan và nguy hiểm này.”
Sáng
kiến theo dõi trên những thử nghiệm lâm sàng của loại xét nghiệm DNA
tại Nam Phi, cho thấy rằng nó cũng tốt hoặccòn tốt hơn phương pháp xưa
thực hiện việc chẩn đoán bệnh lao bằng một kính hiển vi. Các giới chức
nói rằng mỗi xét nghiệm DNA tốn một giá trung bình khoảng 5 đôla, và
mất chừng một tuần để huấn luyện một nhân viên ở phòng thí nghiệm. Một
dự án tiên phong đã được thực hiện tại Lesotho, mà các giới chức nói
rằng hiện nay có một hệ thống phòng thí nghiệm với kỹ thuật cao.
Ông
Mario Raviglione, giám đốc của Stop của tổ chức Y tế thế giới tại
Geneve nói rằng: “Ngày nay chúng tôi nói rằng Lesotho, một trong số các
qúôc gia nghèo nhất trên thế giới có một hệ thống phòng thí nghiệm
tương đương với những phòng thí nghiệm mà quý vị thấy ở những nứơc mạnh
tại Châu Âu hay tại Bắc Mỹ. Vì vậy đó là một điều gì đó đòi hỏi một nỗ
lực tập trung, nhưng khả thi.”
Người ta trông đợi Ethiopia sẽ
sẵn sàng để bắt đầu sử dụng các xét nghiệm lao bằng DNA vào cuối năm
nay. Công nghệ sẽ được thực hiện từng giai đọan tại 14 quốc gia khác
trong vòng 3 năm tới.