Trong thời gian gần đây nhiều người trong cộng đồng người Việt ở Mỹ đã ra sức vận động để tổng thống Bush gặp gỡ các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam khi ông đến dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hà Nội vào tháng tới. Nhân dịp này, ban Việt Ngữ chúng tôi đã tiếp xúc với một số nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam và ghi nhận được một số ý kiến sau đây.
Như tin chúng tôi đã loan hôm thứ hai vừa qua, Hội ân xá quốc tế mới đây có đưa ra một bản phúc trình về nạn trấn áp và kiểm duyệt các hoạt động internet ở Việt Nam. Bản phúc trình công bố ngày 22 tháng 10 này cũng đề cập đến sự đàn áp của giới hữu trách Hà Nội đối với những người xử dụng mạng lưới thông tin toàn cầu để trao đổi thông tin và bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa về các vấn đề của đất nước. Nhân dịp này chúng tôi đã tiếp xúc với một số các nhân vật tranh đấu cho dân chủ Việt Nam ở trong nước để tìm hiểu thêm và ghi nhận được một số chi tiết sau đây, mời quí vị bấm vào link ở trên để theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện:
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người đứng đầu một phong trào dân chủ ở Việt Nam có tên là Cao Trào Nhân Bản, đã cho biết như sau khi được hỏi về tình trạng sinh hoạt của ông sau khi được thả khỏi nhà giam:
Một nhà tranh đấu khác ở Việt Nam cũng được Hội ân xá quốc tế tiếp tục xem là tù nhân lương tâm mặc dù đã được thả khỏi nhà giam. Đó là bác sĩ Phạm Hồng Sơn, người bị cầm tù trong nhiều năm sau khi dịch và phổ biến trên internet một bài viết có tên “Dân chủ là gì?” được đăng trên trang nhà của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cho biết rằng hiện nay việc đi lại của ông bị hạn chế rất nghiêm ngặt, và ông rất khó có thể tiếp xúc với các nhân vật bất đồng chính kiến khác ở Hà Nội trong lúc những hoạt động tranh đấu cho dân chủ đang nở nộ ở khắp nơi trong nước.
Một nhà tranh đấu khác đang sinh sống tại Hà Nội là Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang cũng gặp phải những sự đàn áp, sách nhiễu tương tự như các ông Nguyễn Đan Quế và Phạm Hồng Sơn.
Mặc dầu vậy, nhà vật lý địa cầu nổi tiếng của Việt Nam này cũng ghi nhận điều mà ông gọi là “có tiến bộ so với thời gian trước”, xét theo mức độ đàn áp của chính phủ ở Hà Nội đối với các nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng tán đồng nhận xét của giáo sư Nguyễn Thanh Giang.
Trong lúc tỏ ý bất mãn đối với tình trạng thiếu dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng cho thấy sự phấn khởi và sự lạc quan của ông đối với triển vọng dân chủ hóa đất nước.
Xin quí vị đón nghe phần thứ nhì, nói về một số ý kiến mà các nhà dân chủ Việt Nam dự định trình bày với tổng thống Bush trong trường hợp họ có dịp gặp gỡ nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khi ông đến thăm Việt Nam vào tháng tới.