Cải Lương: Nghệ thuật của truyền thống dân gian

Bộ môn cải lương có lẽ được bắt nguồn từ “Vọng Cổ Hoài Lang” của nhạc sĩ Cao Văn Lầu đầu thế kỷ 20 mà từ đó “Vọng cổ” đã trở thành chủ đạo trong môn nghệ thuật sân khấu cải lương đến ngày nay. Đến nay nghệ thuật cải lương hình thành gần 70 năm với những giai đoạn phát triển hưng thịnh, thăng trầm khác nhau. Cổ nhạc Việt Nam cũng như những môn nhạc cổ truyền của nhiều quốc gia khác luôn là món nghệ thuật chọc lọc và không có tính cách thị hiếu như tân nhạc.

Sự tồn tại của cổ nhạc chắn hẳn phải nói đến tâm lực của nhiều ca nghệ sĩ duy trì sinh hoạt vun bồi cho nó. Cổ nhạc tại Việt Nam cũng có nhiều phần tạm gọi là thất sủng khi so sánh vị thế với nhạc tân thời pop, rock. Cổ Nhạc của người Việt Nam tại Hải Ngoại thì lại có nhiều thử thách hơn nhất là tuổi trẻ kế thừa dòng nhạc Cải Lương không có nhiều.

Không có nhiều chứ không phải không có, vì trong một dịp họp mặt của nhóm Thân Hữu Cổ Nhạc đầu tháng 6 của hơn 20 nghệ sĩ đến Houston rải rác từ nhiều tiểu bang khác nhau trình diễn một tuồng “Tâm Sự Loài Chim Biển”, sân khấu đơn sơ của nhà hàng Phoenix đã có khá nhiều những khuôn mặt trẻ. Họ diễn không vì khoản thù lao vì chẳng có. Họ đến vì một tấm lòng yêu nghệ thuật. Và cái yêu nghệ thuật này cũng có giá đắt đỏ. Mời quí vị theo dõi bài phỏng vấn các nghệ sĩ cải lương do Quốc Bình thực hiện: