Chi phí cho việc học đại học tại Hoa Kỳ có thể rất cao, và chi phí này vẫn tiếp tục gia tăng. Mặc dù tỷ lệ gia tăng học phí trong niên học này có thấp hơn so với các năm trước, song tỷ lệ này vẫn tăng nhanh hơn mức lạm phát hoặc thu nhập của người dân. Thông tín viên Maurra Farrelly của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ có bài phân tích sau đây:
Chi phí cho con cái theo học đại học đã khiến cho các bậc phụ huynh trên khắp nước Mỹ phải bận tâm, trong đó có cả Bộ Trưởng Giáo Dục, Margaret Spellings, vốn lần đầu tiên cho con gái vào đại học năm thứ nhất. Bộ giáo dục vừa thành lập một ủy ban nhằm xem xét về viễn cảnh của giáo dục bậc cao tại Hoa Kỳ. Ngay trong hội nghị khai mạc, Bộ Trưởng Spellings đã yêu cầu các cử tọa đặt ưu tiên cho vấn đề chi phí.
Xin hãy xem xét các vấn đề như điều kiện theo học cấp giáo dục bậc cao có dễ dàng không; và mai đây ai sẽ là đối tượng sinh viên đại học. Tại sao chi phí học đại học gia tăng nhanh chóng như vậy, và chúng ta phải làm thế nào để mức chi phí này trở nên hợp lý hơn.
Chi phí trung bình cho một năm học tại một trường đại học tư ở Hoa Kỳ hiện nay khoảng trên 21 ngàn đôla. Cách đây 5 năm chi phí này ở mức 15 ngàn đôla. Các con số này cho thấy tỷ lệ gia tăng là 40%, trong khi thu nhập của người dân tại Hoa Kỳ trong cùng giai đọan này chỉ tăng có 4%. Tỷ lệ gia tăng thậm chí còn cao hơn như vậy tại các trường đại học công vốn có mức học phí tương đối thấp hơn. Ông Patrick Callen, Giám Đốc Trung Tâm Quốc Gia về Chính Sách Công Cộng và Giáo Dục Bậc Cao, nhận định rằng sở dĩ có tình trạng này là vì các tiểu bang nay chịu ảnh hưởng của nền kinh tế đang trì trệ.
Các trường đại học công bị chính quyền cấp tiểu bang cắt giảm ngân sách, do đó họ phải tăng học phí để bù vào các khoản bị cắt giảm.
Song ngân sách bị cắt giảm chỉ một là một phần của lý do khiến cho học phí tăng nhanh như vậy. Ông Callen nhận xét rằng ngày càng có nhiều học sinh trung học theo học tiếp lên bậc đại học, bởi vì ngày nay nếu không có được một mảnh bằng đại học thì hầu như khó có thể thể kiếm được một mức thu nhập hạng trung lưu. Thực trạng này tạo ra cái gọi là thị trường của người bán, tức là tình trạng cầu vượt cung, và do đó trường học đang tận dụng tình thế này.
Cầu tăng nhưng cung thì không, đã tạo điều kiện cho giá tăng. Điều này có nghĩa là trường học có thể tăng học phí mà không sợ sĩ số học sinh giảm.
Để chứng minh thêm cho điều tưởng tượng là giá cả sẽ tương ứng với chất lượng, ông Callen nói rằng chúng ta đang ở trong tình huống là không có một tác động nào để các trường đại học phải giảm giá cả hết. Thực tế là ngày nay học sinh tốt nghiệp sẽ phải gánh chịu một khoản nợ liên quan đến chi phí học hành cao gấp đôi so với học sinh tốt nghiệp cách đây 10 năm. Một cuộc nghiên cứu do Nhóm Nghiên Cứu Lợi Ích Công Cộng thực hiện khám phá ra rằng gần 40% số sinh viên vay nợ khi học xong đã phải gánh chịu một khoản nợ được xem là không thể nào kham nổi. Nói một cách khác, tiền trả nợ cao hơn thu nhập hàng tháng của những người này 8%. Ông Patrick Callen nói rằng nếu cứ theo đà này thì tương lai của nước Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.
Điều này ảnh hưởng đến chọn lựa của sinh viên, như là có nên theo học cho đến khi tốt nghiệp không, và liệu có chi trả nổi cho đến khi lấy được bằng tốt nghiệp không, trong lúc đã nợ quá nhiều tiền trong một lãnh vực mà khả năng thu hồi vốn không lớn như là giảng dạy, hoặc công việc xã hội.v.v
Nợ nần còn làm cho giới trẻ trong độ tuổi trước 30 chậm lập gia đình để bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Đây có thể là một yếu tố khiến cho tuổi trung bình của người lập gia đình lần đầu tại Hoa Kỳ tăng trong những năm gần đây.
Hẵn nhiên là có những chương trình tài trợ cho sinh viên, tuy nhiên ông Callen nhận định rằng tỷ lệ gia tăng trợ cấp và học bổng không bắt kịp với tỷ lệ gia tăng học phí. Ông cho biết thêm rằng các trường đại học luôn phân bổ nguồn tài trợ này rất khôn khéo, bởi vì họ luôn cạnh tranh với nhau để thu hút các sinh viên ưu tú, có nhiều thành tích.
Tỷ lệ sử dụng nguồn tài trợ này không nhằm mục đích giúp thay đổi quyết định của học sinh rằng liệu có nên theo học hay không ngày càng tăng, thay vào đó số tiền đó sẽ được dùng làm yếu tố hấp dẫn học sinh để tăng thêm tiếng tăm cho trường bằng cách nhắm vào các học sinh có điểm của kỳ thi SAT hạng cao, và các học sinh tốt nghiệp trung học với số điểm cao nhất.
Ông Patrick Callen nói rằng còn nhiều việc nữa mà các trường học có thể làm được để giúp giảm chi phí của học sinh xuống mức có thể kham nổi, nếu như các trường chỉ cần thay đổi lại các công thức tài trợ. Và không còn nghi ngờ gì nữa đây là một vấn đề mà sẽ được Uûy Ban Giáo Dục Bậc Cao của Bộ Giáo Dục xem xét. Tuy nhiên nếu các trường đại học không nhận ra vấn đề này, tình trạng thị trường của người bán sẽ vẫn kéo dài cho đến khi nào chi phí trở nên cao quá khiến cho học sinh phải bỏ học, mặc cho khoản nợ mà học sinh sẵn sàng vay là bao nhiêu.