BOT: Vẫn còn nhiều tranh cãi

Your browser doesn’t support HTML5

#VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Tiếng là con đường thu phí giao thông đường bộ theo phương thức BOT, tức đầu tư xây dựng xong sẽ được quyền khai thác trong một thời gian thỏa thuận, sau đó giao lại cho nhà nước, song nhiều con đường được cánh tài xế chê là mấp mô, không tương xứng với số tiền đóng phí mà người đi đường bỏ ra. Tài xế Nguyễn Phi Bằng nhận xét: “Tôi cũng dân tài xế lâu năm, tôi thấy cũng có ý kiến là vấn đề BOT đường sá kể cả ngay trạm thu phí mà vẫn đường dằn xóc, rồi nhiều trạm thu phí là khoảng cách nó quá gần, như trạm Phước Long – Tân Lập, mới đi chưa được bao nhiêu là bị trạm thu phí. Rồi qua trạm thu phí ở Đồng Xoài cũng bị trạm thu phí. Rồi ngay khu công nghiệp Vĩnh Lộc đó, cũng bị thu phí. Rồi dưới trạm thu phí An Lạc, thay vì người ta đi ở dưới là không thu phí, mà đàng này cũng đóng barie thu phí!”. Đây là con đường dẫn đến trạm thu phí An Lạc, nơi mà giới tài xế cho là việc thu phí lẽ ra đã kết thúc từ tháng 1 năm 2017 như thông báo, chứ không phải vẫn thu như hiện nay, với lý do là doanh nghiệp đã đầu tư thêm cầu cạn nằm trên tuyến quốc lộ ngang qua trạm BOT hiện hữu, nên được quyền thu tiếp. Ông Nguyễn Đức, một người dân nói rằng họ đang gánh quá nhiều loại phí. “Phí, người dân bỏ ra rất là nhiều ở hiện nay, cho nên là xem xét lại cái phí. Những cái phí BOT, và những cái trạm sao cho nó phù hợp, để cho người dân bớt đi một cái gánh nặng về phí. Tôi thấy có quá nhiều phí đi. Xăng tăng, rồi phí môi trường tăng các cái đều tăng, rồi chợ búa đồ tất cả mọi mặt đều tăng thì người dân… nhứt là tết nhất tới nơi, thấy nó quá nhiều cho nên đề nghị Nhà nước xem xét lại cái BOT”. Trong nhiều trường hợp khi vấp phải phản đối của người dân, thì như lời của tài xế Nguyễn Phi Bằng, phía chủ đầu tư đã buông lời thách thức: “Nhân viên trả lời thách thức, nói mời nhà báo xuống đi cũng không làm được gì… này kia. Nhiều người người ta thấy bất bình, mà không biết…, tại vì nhà báo ở xa, hoặc là lực lượng quá mỏng, rồi nhân dân thì mỗi người phải lo làm kiếm chén cơm manh áo…”. Những dự án hợp lý có lợi cho vận chuyển hàng hóa, với mức phí phù hợp thì người dân sẵn sàng chi trả, như dự án cao tốc Trung Lương Sài Gòn. Bên cạnh đó lại có nhiều trạm thu phí đặt quá gần nhau, và chất lượng con đường thì không tương xứng số tiền mà người dân phải đóng phí khi lưu thông.