Biểu tình ở Bình Thuận, chính quyền vỡ trận

Your browser doesn’t support HTML5

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Cuộc biểu tình kéo dài từ ngày 10 tháng 6 đến chiều 11 tháng 6 năm 2018 tại Phan Rí, Bình Thuận đã để lại một kết quả hết sức bất ngờ và bàng hoàng cho giới quan sát: Người biểu tình đã vượt qua mọi thử thách của đạn hơi cay, vòi rồng và sức mạnh cảnh sát cơ động để tiến thẳng vào các trụ sở công quyền, đốt một số xe cảnh sát và các xe chuyên dụng trong sân trụ sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Kết quả là các cảnh sát cơ động thúc thủ trước sự phản pháo của người dân, chấp nhận đầu hàng, cởi bỏ toàn bộ áo giáp, khiên, áo chống đạn và vũ khí để đi ra ngoài dưới sự giám sát của người biểu tình. Người tham gia biểu tình còn ở lại đến chiều tối ngày 11 tháng 6, chia sẻ với VOA: “Tôi lo sợ người Trung Quốc đã qua đây mua đất của Việt Nam và được thuê 99 năm. Bây giờ 99 năm đó làm gì, nó đầu tư nó xâm chiếm Việt Nam của mình, mình không còn đất để Việt Nam của mình sinh sống, sinh sổi nảy nở. Người Việt Nam phải đứng ra bảo vệ đất nước, chủ quyền của mình.” Một người tham gia biểu tình, chia sẻ với VOA một cách bức xúc: “Đất nước Việt Nam của mình là của toàn dân chứ không riêng của ai. Thằng nào có quyền bán nước, nước này là của Việt Nam, Việt Nam là của toàn dân. Nó muốn bán nước thì ít ra nó cũng hỏi ý kiến của toàn dân chứ, tại sao nó bán nước. Từ quân, nhân, cán, chính - tất cả đều là con của dân cả, thì không có vì lý do nào mà nó có quyền bán nước hết. Nếu trường hợp bị bán nước đi thì toàn dân Việt Nam này bị thằng Tàu sống trên đầu chịu nổi không, vì Tàu đã có truyền thống rồi, một ngàn năm đô hộ giặc Tàu mà.” Người tham gia biểu tình còn ở lại đến chiều tối ngày 11 tháng 6, chia sẻ với VOA một cách bức xúc: “Đất này đất của ai, đất của Việt Nam, của người dân, ông muốn qua ý nghị là phải hỏi ý kiến của người Việt Nam mình có đồng ý cho thuê đất không, đằng này ông không nói, ông tự động ông chỉ mấy cái chốt rồi ông ghi mấy chữ là được rồi, thế có gọi là bán nước không, không bán nước thì ai bán nước đây.” Có thể nói cuộc biểu tình ở Bình Thuận là một cuộc biểu tình có động cơ ban đầu là bất bạo động, đến khi có những va chạm về nhân mạng giữa người biểu tình và lực lượng công lực, bạo động phát sinh và kết quả là nhân dân đã chính thức phong tỏa cơ quan công quyền cho đến thời điểm hiện nay. Có hàng chục chiếc xe công bị đốt cháy và nhiều máy móc, phương tiện làm việc văn phòng bị hư hỏng nặng, giới quan chức bỏ trốn. Nguyên nhân dẫn đến bạo động vẫn chưa được xác minh cụ thể, nhưng vấn đề chính ở đây vẫn là thiếu hẳn sự đối thoại cần thiết giữa chính quyền và nhân dân. Bạo động nối tiếp bạo động sau những va chạm không đáng có giữa cơ quan công lực với nhân dân. Người tham gia biểu tình còn ở lại đến chiều tối ngày 11 tháng 6, chia sẻ với VOA một cách bức xúc: “Bây giờ làm gì thì làm nhưng nhà nước phải đứng ra nhưng nhà nước phải can thiệp chỗ này, đó là đứng ra bảo quyền lãnh thổ của người Việt Nam, không để cho người Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ của người Việt Nam. Để người Trung Quốc về lại Trung Quốc, còn Việt Nam sinh sôi nảy nở lại để hòa bình với nhau. Nếu mà đấu tranh ai cũng đấu được, người Việt Nam cũng đấu được, đừng nên mà nói mà người Việt Nam thua sợ, tính ra người Việt Nam mình không sợ ai cả, chỉ thua sợ chính người cùng đất tổ quê ông của mình thôi chứ không sợ các nước xâm chiếm, mình làm gì thì làm cũng phải có một chủ trương trong nhà nước là phải đứng lên làm đầu.” Thật sự đáng tiếc vì cuộc biểu tình có tính ôn hòa của nhân dân Bình Thuận đã không dừng ở cấp độ biểu lộ thái độ, chính kiến. Và càng đáng tiếc hơn khi giới chức Bình Thuận đã không điều tiết được vấn đề và hệ quả cho đến giờ phút này là hoàn toàn thất thủ trước làn sóng nhân dân, mọi thứ như một hoang địa. Nhân dân và chính quyền rơi vào tình trạng căng thẳng không đáng có! Đây cũng là một kinh nghiệm đối thoại t