Biểu tình trên cả nước
Your browser doesn’t support HTML5
Sáng Chủ Nhật, ngày 10 tháng Sáu năm 2018, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Nghệ An cùng một số tỉnh thành và các giáo xứ Ki Tô Bắc miền Trung đã cùng nhau xuống đường biểu tình kêu gọi Quốc hội, Nhà nước, Chính Phủ và đặc biệt là đảng Cộng sản Việt Nam phải ngừng ngay dự luật cho thuê ba đặc khu Vân Đồn – Quảng Ninh, Bắc Vân Phong – Khánh Hòa và Phú Quốc – Kiên Giang và dự luật an ninh mạng. Có thể nói đây là cuộc biểu tình có tính đồng bộ nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, thành phố Đà Nẵng là nơi hiếm khi diễn ra biểu tình. Nhưng lần này, có chừng gần 1000 người tham gia biểu tình trên đường Bạch Đằng, cuộc biểu tình khởi sự ngay trước trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố và tiến thẳng về cầu Rồng với sự điều tiết và giữ trật tự của các lực lượng an ninh thành phố Đà Nẵng.
Tiến sĩ Dân tộc học Mai Thanh Sơn, người tham gia biểu tình ở Đà Nẵng, chia sẻ với VOA: “Nhiều tầng lớp xã hội khác nhau tham gia. Thứ nhất là để làm sao đấy ngăn chặn luật đặc khu, bởi vì đây là mô hình cho đến bây giờ rõ ràng là không phù hợp với tình hình quốc tế, tình hình Việt Nam. Rất nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế đã phân tích tính hiệu quả hay không hiệu quả chưa kể đến an ninh quốc gia vì cả ba vùng đều nằm trong ba trọng địa quốc gia. Vân Đồn là chân rồng phía Bắc, Phú Quốc là chân rồng phía Nam, Vân Phong là cửa ngõ ra biển và kết nối với Tây Nguyên. Chỉ tính riêng nếu mất Vân Phong và Tây Nguyên thì coi như đất nước chia đôi, bị chia cắt rồi.”
Nhà văn Nguyên Ngọc, người tham gia biểu tình ở Đà Nẵng, chia sẻ với VOA: “Tìm cách biểu lộ ý kiến của mình về hai dự luật đang đưa ra Quốc Hội, đầu tiên là dự luật về ba đặc khu kinh tế, về kinh tế thì nó không được gì cả, an ninh quốc phòng thì rất nguy hiểm. Cái dự luật về internet, cái dự luật đó nó chặn hết tất cả các đường… coi như nó đẩy đất nước về thời kỳ mông muội.”
Tiến sĩ Dân tộc học Mai Thanh Sơn, người tham gia biểu tình ở Đà Nẵng, chia sẻ với VOA: “Mục tiêu của chúng tôi là làm làm sao để ngăn chặn luật đặc khu và giành được quyền tự do biểu đạt.”
Khác với không khí người biểu tình bị khủng bố tình thần ngay từ lúc bước ra khỏi nhà như trường hợp bà Dương Thị Tân ở Sài Gòn hay người biểu tình bị bắt bớ, đánh đập Hà Nội, Nha Trang, Sài Gòn và Đồng Nai… Mặc dù lực lượng an ninh được bố trí dày đặc khắp thành phố ngay từ lúc 5h sáng và cuộc biểu tình diễn ra lúc 10h với lưới an ninh dày đặc. Nhưng người biểu tình ở Đà Nẵng không đụng phải sự ngăn cản của an ninh. Rất tiếc vẫn còn một số người lạ mặt trà trộn vào đoàn biểu tình để giật điện thoại, gây sự, đánh đập người biểu tình. Có thể nói lần đầu tiên thành phố Đà Nẵng có một cuộc biểu tình đông đúc khác thường và đầy kịch tính như sáng nay.
Tiến sĩ Dân tộc học Mai Thanh Sơn, người tham gia biểu tình ở Đà Nẵng, chia sẻ với VOA: “Ở Đà Nẵng thì việc biểu tình không hề có tổ chức gì cả, cho đến nay thì chưa có nhóm xã hội hoặc tổ chức, câu lạc bộ nào đứng ra tổ chức. Tôi biết được Đà Nẵng có rất nhiều câu lạc bộ, nhóm khá mạnh, họ ý thức rất rõ về nhân quyền, bình đẳng xã hội, những câu chuyện đang xảy ra trên đất nước thế nhưng việc tổ chức một cuộc mít tinh, biểu tình để biểu đạt ý kiến của mình thì chưa có.”
Nghệ sĩ Lê Nguyên Vỹ, người tham gia biểu tình đoàn Đà Nẵng, chia sẻ với VOA: “Chỉ nghe trên mạng thôi, là bà con nói với nhau là sáng nay sẽ đi xuống đường biểu tình, địa chỉ sẽ thông báo sau, thế là mình chỉ theo thói quen là đi xuống đường, tìm đến những điểm những điểm như đài tưởng niệm, ủy ban nhân dân thành phố…”
Chị Nguyễn Chiêu Ân, đến từ Đồng Nai, cộng hưởng với đoàn biểu tình Đà Nẵng, chia sẻ với VOA: “Thật ra thì tour của mình là 10 giờ sáng nay từ sân bay Sài Gòn đến Đà Nẵng nhưng mà mình đã đổi lịch bay vào tối qua. Mặc dù đến đây đã 9 giờ tối nhưng mình đã cố gắng thu xếp công việc để 8 giờ sáng nay có mặt ở đường Bạch Đằng, cũng muốn tham gia và chia sẻ cảm xúc với mọi người về việc cho thuê đất 99 năm.”
Cuộc biểu tình của đoàn thành phố Đà Nẵng kết thúc ở chân cầu Rồng sau nhiều sự cố kẻ lạ xông vào quấ