Phản ứng chung quanh việc cho thuê đặc khu 99 năm
Your browser doesn’t support HTML5
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa
Khi chúng tôi thực hiện những thước phim này, quốc hội Việt Nam vẫn đang tiếp tục họp, bàn thảo để đi đến quyết định ban hành đạo luật đặc khu. Cụ thể, ngày 15 tháng 6, các đại biểu quốc hội sẽ ấn nút thông qua đạo luật đặc khu, khả năng không thông qua luật đặc khu là rất thấp. Bởi trong một cuộc họp quốc hội gần đây, bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu rằng “Bộ chính trị đã quyết định rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật”. Phản ứng chung quanh chuyện cho thuê đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với thời hạn 99 năm, các văn nghệ sĩ, trí thức và hầu hết các giới trong xã hội Việt Nam đều tỏ ra bức xúc.
Nhà Văn Vũ Thành Sơn, hiện sống tại thành phố Sài Gòn, chia sẻ với VOA: “Tại sao người Việt Nam bức xúc chuyện đặc khu vì nó liên quan đến an ninh, chủ quyền lãnh thổ, vấn đề phát triển kinh tế. Bất kỳ một người dân Việt Nam nào cũng tin là một khi ba đặc khu được mở ra thì quốc gia đầu tiên nhảy vào ba đặc khu ấy là Trung Quốc.”
Nhà nghiên cứu độc lập Phùng Chí Kiên, hiện sống tại Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Trong luật này không đề cập đến một dòng nào là người Trung Quốc nhưng với bất kỳ người Việt Nam nào thì Trung Quốc là một kẻ thù của 2000 năm nay, họ chưa bao giờ ngừng ý đồ xâm lăng. Gần nhất là Hoàng Sa, Trường Sa, thậm chí là một hình thức xâm lược khác như Formosa, bauxite Tây Nguyên.”
Nhà Văn Vũ Thành Sơn, hiện sống tại thành phố Sài Gòn, chia sẻ với VOA: “Tôi nhận thấy ở đây một bầu không khí sục sôi khác thường, đúng như là ông Thủ tướng nhận định, một làn sóng khủng khiếp. Tôi nhận thấy rằng nếu không giải quyết rốt ráo vấn đề đặc khu, không có một sức mạnh nào có thể ngăn cản nổi làn sóng ấy.” không có đã có nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực đã phân tích việc mở đặc khu cho thuê 99 năm, tất cả đều chỉ ra cái hại của việc đó, nếu không nói đến cái nguy hiểm một khi đạo luật về đặc khu được quốc hội thông qua vào ngày 15 tháng 6 tới.
Nhà Thơ Nguyễn Tấn Cứ, hiện sống tại Sài Gòn, chia sẻ với VOA: “Nếu nó được bấm nút thông qua thì không cần tới 99 năm, chỉ cần 30 năm thôi cũng đủ để họ đô hộ cả đất nước này qua ba mũi giáp công: Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, nguy hiểm, vô cùng nguy hiểm.”
Sở dĩ có những phản ứng mà theo lời của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là “có một làn sóng khủng khiếp” về các đặc khu bởi vì người dân Việt Nam nói chung rất lo sợ một ngày nào đó Việt Nam sẽ rơi vào tay bành trướng Trung Quốc. Trong khi đó, mọi phân tích của giới chuyên gia các lĩnh vực đều cho thấy rằng một khi luật đặc khu ban hành thì khả năng các đặc khu rơi vào tay Trung Quốc là rất cao. Vấn đề này kéo theo hệ lụy an ninh, chủ quyền quốc gia bị đe dọa và các hậu quả nhân chủng học sẽ khó mà lường trước được. Hầu hết các giới đều muốn có một cuộc trưng cầu dân ý trước khi quốc hội bấm nút thông qua luật đặc khu.
Nhà Văn Vũ Thành Sơn, hiện sống tại thành phố Sài Gòn, chia sẻ với VOA: “Tôi nghĩ rằng nếu chính phủ thấy việc lập ra đặc khu và cho thuê trong 99 năm là có lợi cho quốc tế dân sinh thì vì sao không có một sự giải thích, một sự đối thoại rộng rãi cho người dân trong nước, để tạo sự đồng thuận trong xã hội.”
Nhà Thơ Nguyễn Tấn Cứ, hiện sống tại Sài Gòn, chia sẻ với VOA: “Đây không phải là vấn đề lợi hại nữa, cũng không là chuyện đùa chơi. Những nước khác kinh doanh khai thác trên toàn cõi Việt Nam là bình thường thì không sao nhưng với anh bạn vàng Trung Cộng mưu mô xảo quyệt chuyên môn thọc sườn, đâm lén sau lưng anh em thì đó là chuyện chết người, không giỡn được nữa. Vì ở đây không lén lút nữa mà có luật pháp bảo vệ đàng hoàng, nghĩa là chúng ta đang giao trứng cho ác hay nói cách khác là giao chim én cho phượng hoàng.”
Nhà nghiên cứu độc lập Phùng Chí Kiên, hiện sống tại Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Những ưu đãi v