Chùa Trấn Quốc

Your browser doesn’t support HTML5

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ, chùa có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính của kiến trúc đền chùa Phật Giáo với cảnh quan mênh mông tĩnh lặng của hồ Tây. Chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà L ý v à nhà Trần và cũng là Pháp Khí trấn linh nước Việt một thuở trước những trận gió hắc khí từ phương Bắc. Có thể nói rằng nền chính trị phong kiến Việt Nam tồn tại gắn liền và nhận lãnh sự bảo hộ tâm linh từ Trấn Quốc. Bà Senff Sabine, du khách đến từ Đức, chia sẻ với VOA: “Ngôi chùa này rất là đẹp, tổi rất có ân tượng với ngôi chùa ở những cái tượng Phật. Những bức tượng được tô vẽ rất đẹp, mang sắc vàng của nhà Phật.” Nhà thơ Nguyễn Ngọc Lân, chia sẻ với VOA về cảm nhận của ông: “Cảm nhận đầu tiên ở đây là thấy nó ghi lại những nét cổ kính của chùa Trấn Quốc của một thời. Mình nghe tên Trấn Quốc mình đã cảm nhận một thời đất nước mình có uy linh hùng vĩ, vì mình nghĩ Phật giáo thời phong kiến ở Việt Nam như quốc giáo, các nhà tu, một số vua cũng từ nhà Phật mà ra. Ở trước mình thấy một số kiến trúc rất tinh xảo mặc dù đã rất lâu. Tới đây thứ nhất tìm lại cội nguồn của dân tộc Việt Nam, tìm lại thời oanh liệt của Việt Nam từ ngày xưa, hơn nữa là tìm lại nét văn hóa, kiến trúc từ mấy trăm năm trước.” Khởi thủy, chùa tên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng, năm 1615, chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, tức đường Thanh Niên bây giờ, chùa dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa của nhà Lý và điện Hàn Nguyên của nhà Trần. Thời nhà Nguyễn, vào đời vua Thiệu Trị, chùa mang tên Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay. Chùa Trấn Quốc cũng là nơi hiếm hoi còn những gốc cổ thụ và vài loài thú quí hiếm sống sót trên những cổ thụ mà không bị săn bắt giữa lòng Hà Nội. Bà Lê Thị Hiên, du khách từ miền Trung, chia sẻ với VOA: “So với lần năm ngoái mình đi và năm nay thì cái cổ xưa nó vẫn còn, chỉ có những công trình mới xây dựng mới khác thôi còn những chùa chiền, nơi cổ để mình lưu lại thì vẫn còn phong thái ngày xưa. Nhà thơ Nguyễn Ngọc Lân, chia sẻ với VOA về cảm nhận của ông: “Có thể nói là cả mấy trăm năm, cả nghìn năm, nếu mà không bảo tồn, bảo tàng thì không còn được những nét này. Tất nhiên là chúng ta bảo tồn, bảo tàng nhưng mà vẫn giữ được phong thái, nét cũ, một vài chi tiết có thể mất đi nhưng nét cũ mình cảm nhận nó vẫn còn. Mong rằng sau này nhiều nhà nghiên cứu chúng ta cố gắng khôi phục, duy trì lại để dành cho thế hệ mai sau.” Bà Lê Thị Hiên, du khách từ miền Trung, chia sẻ với VOA: “Mình thấy rất uy nghiêm, nhất là những tiếng chuông gió tự nhiên để lại trong lòng những âm thanh huyền diệu và rất là huyền bí.” Với không gian bốn mặt đều là hồ nước mênh mông, tiếng chuông, lời kệ và âm thanh phát ra từ chiếc phong linh cổ kính quyện vào tháp cổ, mái ngói rêu phong và chánh điện tĩnh mịch khiến cho người viếng chùa có cảm giác đang quay trở lại một Hà Nội thuở xa xưa trong một không gian thu hẹp phảng phất nhang trầm. Tuy nhiên, thời đại du lịch và các hoạt động mang đậm tính dị đoan ngày càng nở rộ, chùa cũng không tránh được những kiểu xin lộc và cầu tài, cầu quan. Nhưng dẫu sao, Trấn Quốc vẫn còn lưu giữ một chút gì đó của một thuở uy nghiêm, chất ngất hào khí nước Nam.