8 tháng 3 và chuyện nữ quyền

Your browser doesn’t support HTML5

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Mặc dù được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977 với tên gọi ngày của Liên Hợp Quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới nhưng có thể nói rằng người phụ nữ các nước tư bản ít ai biết ngày 8 tháng 3 là ngày gì, riêng với người Việt Nam thì lại khác, tinh thần hưởng ứng ngày 8 tháng 3, ngày quốc tế phụ nữ của quốc tế Cộng sản rất mạnh. Hầu hết các hội đoàn trực thuộc đảng Cộng sản và các tổ chức, thậm chí các nhóm phụ nữ thôn quê cũng tổ chức những cuộc chơi rầm rộ, hoành tráng đón ngày 8 tháng 3. Mặc dù chỉ mới ngày 6 tháng 3 nhưng kèn trống, loa nhạc trong các buổi tiệc đã vang khắp xóm làng. Liệu những cuộc chơi này có thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với người phụ nữ và nữ quyền có khá hơn? Bà Lê Thị Toại chia sẻ với VOA: “Không phải ai cũng may mắn được chồng thương, riêng tôi được chồng thương. Một năm có 365 ngày, nhưng có một ngày 8 tháng 3 là ngày phụ nữ, phụ nữ chúng tôi được thỏa sức vui chơi trong ngày đó, còn những ngày còn lại thì sinh hoạt bình thường. Ngày 8 tháng 3 là ngày ấn tượng nhất đối với phụ nữ.” Bà Nguyễn Thị Linh chia sẻ với VOA: “Rứa là được lắm rồi, mình có quyền làm mẹ và đảm đang gia đình thế này thế kia, nói chung là nó không ức chế như hồi xưa biết không?” Người phụ nữ Việt, đặc biệt là phụ nữ vùng thôn quê mặc dù đang sống trong thế kỉ 21 nhưng xét về mặt gia đình, họ chỉ là người đứng sau, hiếm có người phụ nữ nào được đối xử công bằng trên bình diện gia đình, xã hội. Người phụ nữ vẫn chưa thoát khỏi quan niệm “tam tòng tứ đức”, là người chăm lo bếp núc, nuôi heo nuôi gà, làm ruộng làm vườn, đi chợ, nấu ăn, rửa chén, quét nhà… Nói cho mỹ miều một chút là “nữ công gia chánh”. Chị Ngô Thị Hương chia sẻ với VOA: “Nói chung ra thì phụ nữ mô chồng con đi uống về cũng la ré một phần. Như mình không thích chồng đi uống nhiều, nói chồng nhưng chồng không nghe thì mình cũng nói hỗn hơn chút thì nói thì cũng đánh đập thôi chứ răng. Rồi mình ưng hơn thì mình lại nói lại, còn làm vợ mà biết nhịn, hiểu ý của chồng, nhịn chút thì đâu có gì xảy ra.” Bà Lê Thị Toại chia sẻ với VOA: “Nói thì nữ quyền nhưng dù muốn dù không, người đàn ông là trụ cột trong gia đình. Còn nữ quyền thì mình với chồng chia sẻ nhau những việc khó khăn vui buồn. Chứ người chồng vẫn là người trụ cột trong gia đình.” Bà Nguyễn Thị Linh chia sẻ với VOA: “Ngày 8 tháng 3 là do ông xã quyết định.” Từ vùng núi cao, nơi các phụ nữ tộc người thiểu số cho đến những vùng đồng bằng phì nhiêu, trù phú, bất kì nơi nào ở Việt Nam, rất hiếm hoi để gặp người phụ nữ có đủ nữ quyền, được đối xử công bằng trong gia đình. Chị Ngô Thị Hương, chia sẻ với VOA: “Nói chung là vợ chồng sống hạnh phúc thì quyền gì thì mình cũng có như mình đi chơi hay uống cà phê với bạn bè thì mình nói một tiếng, ‘em đi đã anh nghe’ ví dụ như chồng mình cho đi thì mình mới có quyền. Còn nếu mình đi tự do thì về chồng la đập thì mình không có quyền gì hết.” Nói về nữ quyền của người phụ nữ Việt, người ta hay nói vui rằng quyền lực của người phụ nữ Việt trong gia đình là quyền lực của một người đi ra biển lớn. Nhưng không phải để vươn khơi mà để mua mót những con cá rồi lại quay vào chợ, eo sèo với ngày dài.