Quỹ cứu nguy mới của Châu Âu được đưa ra khi bộ trưởng tài chánh các nước trong khối sử dụng euro gồm 17 quốc gia nhóm họp tại Luxembourg, giữa lúc có thêm các chỉ dấu không mấy sáng sủa về tình trạng lành mạnh của nền kinh tế.
Với tên gọi chính thức là Cơ Chế Ổn Định Châu Âu, quỹ cứu nguy mới trị giá 653 tỉ đô la có mục đích đóng vai trái độn tài chánh cho những nền kinh tế yếu kém trong khối sử dụng đồng euro như Hy Lạp và Tây Ban Nha. Tiếp theo sau loan báo hồi tháng Chín do Ngân hàng Trung ương Châu Âu công bố về một kế hoạch mua công trái để xoa dịu cuộc khủng hoảng nợ nần kéo dài trong khối euro.
Trong một cuộc họp báo hồi tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Châu Âu Mario Draghi đã đưa ra một nhận định phấn khởi nhưng dè dặt về những tiến bộ mà các chính phủ Châu Âu đạt được để giải quyết các vấn đề tài chánh của họ.
Ông Draghi nói có thể thấy tiến bộ đó cả trên phương diện củng cố tài chánh lẫn phương diện cải cách cấu trúc. Và ngay cả việc sửa chữa một số khuyết điểm trong lãnh vực ngân hàng.
Nhưng kinh tế gia trưởng của Trung Tâm Cải Tổ Châu Âu có trụ sở tại London, ông Simon Tilford tỏ ra bi quan hơn.
Ông nói rằng thật khó có thể lạc quan về một khu vực nợ nần chồng chất như Châu Âu hay Tây Âu trong bối cảnh nền kinh tế đang lún sâu hơn. Vì thế bất cứ thái độ lạc quan nào ta nhận thấy vào lúc này thì chắc cũng không kéo dài được bao lâu.
Quỹ cứu nguy mới sẽ được sử dụng để giúp vực dậy các quốc gia nợ nần nhiều nhất trong các nền kinh tế khối euro, để đánh đổi lại các biện pháp khắc khổ mà các nước này phải thực hiện.
Đây là một phần trong những nỗ lực hội nhập của Liên Hiệp Châu Âu rộng rãi hơn mà các bộ trưởng tài chánh của khối sẽ thảo luận trong hai ngày hội nghị tại Luxembourg. Nhưng khi các giới chức Châu Âu ca ngợi óc sáng tạo của họ, thì phân tích gia Tilford tỏ ra hoài nghi, không biết quỹ cứu nguy mới có nhiều tác dụng hay không.
Ông nói ông biết kế hoạch cứu nguy dường như sẽ rất tốn kém nhưng thật ra trong bối cảnh khủng hoảng tài chánh của khối sử dụng euro trên quy mô lớn hiện nay thì tổng số ngân khoản này thật sự rất nhỏ. Ngoài ra, cũng còn vấn đề là có rất nhiều quốc gia không đủ khả năng bảo đảm đóng góp vào ngân quỹ cứu nguy hầu giải quyết các món nợ đó.
Ông Tilford nói rằng nếu có thêm nhiều nước trong khối euro gặp những khó khăn kinh tế thì sẽ chỉ còn lại một vài nước có khả năng cứu nguy những nước khác.
Hôm thứ Ba, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có mặt tại Hy Lạp, nước đã tuyên bố rằng kho bạc của họ chẳng bao lâu nữa sẽ trống rỗng nếu không có thêm được một ngân khoản cứu nguy khác.
Trong khi đó, tin cho hay, chính phủ Tây Ban Nha chắc sẽ không yêu cầu được cứu nguy trong tương lai gần. Là nền kinh tế đứng hàng thứ tư trong khối sử dụng đồng euro, Tây Ban Nha là nước gây ra mối lo lớn hơn nhiều so với Hy Lạp.
Tuần trước, khối sử dụng đồng euro gặp phải nhiều tin xấu hơn giữa lúc báo chí cho biết khối này có thể sẽ rơi trở lại tình trạng suy thoái. Hồi tháng Tám, tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới mức kỷ lục là 11,4%.
Với tên gọi chính thức là Cơ Chế Ổn Định Châu Âu, quỹ cứu nguy mới trị giá 653 tỉ đô la có mục đích đóng vai trái độn tài chánh cho những nền kinh tế yếu kém trong khối sử dụng đồng euro như Hy Lạp và Tây Ban Nha. Tiếp theo sau loan báo hồi tháng Chín do Ngân hàng Trung ương Châu Âu công bố về một kế hoạch mua công trái để xoa dịu cuộc khủng hoảng nợ nần kéo dài trong khối euro.
Trong một cuộc họp báo hồi tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Châu Âu Mario Draghi đã đưa ra một nhận định phấn khởi nhưng dè dặt về những tiến bộ mà các chính phủ Châu Âu đạt được để giải quyết các vấn đề tài chánh của họ.
Ông Draghi nói có thể thấy tiến bộ đó cả trên phương diện củng cố tài chánh lẫn phương diện cải cách cấu trúc. Và ngay cả việc sửa chữa một số khuyết điểm trong lãnh vực ngân hàng.
Nhưng kinh tế gia trưởng của Trung Tâm Cải Tổ Châu Âu có trụ sở tại London, ông Simon Tilford tỏ ra bi quan hơn.
Ông nói rằng thật khó có thể lạc quan về một khu vực nợ nần chồng chất như Châu Âu hay Tây Âu trong bối cảnh nền kinh tế đang lún sâu hơn. Vì thế bất cứ thái độ lạc quan nào ta nhận thấy vào lúc này thì chắc cũng không kéo dài được bao lâu.
Quỹ cứu nguy mới sẽ được sử dụng để giúp vực dậy các quốc gia nợ nần nhiều nhất trong các nền kinh tế khối euro, để đánh đổi lại các biện pháp khắc khổ mà các nước này phải thực hiện.
Đây là một phần trong những nỗ lực hội nhập của Liên Hiệp Châu Âu rộng rãi hơn mà các bộ trưởng tài chánh của khối sẽ thảo luận trong hai ngày hội nghị tại Luxembourg. Nhưng khi các giới chức Châu Âu ca ngợi óc sáng tạo của họ, thì phân tích gia Tilford tỏ ra hoài nghi, không biết quỹ cứu nguy mới có nhiều tác dụng hay không.
Ông nói ông biết kế hoạch cứu nguy dường như sẽ rất tốn kém nhưng thật ra trong bối cảnh khủng hoảng tài chánh của khối sử dụng euro trên quy mô lớn hiện nay thì tổng số ngân khoản này thật sự rất nhỏ. Ngoài ra, cũng còn vấn đề là có rất nhiều quốc gia không đủ khả năng bảo đảm đóng góp vào ngân quỹ cứu nguy hầu giải quyết các món nợ đó.
Ông Tilford nói rằng nếu có thêm nhiều nước trong khối euro gặp những khó khăn kinh tế thì sẽ chỉ còn lại một vài nước có khả năng cứu nguy những nước khác.
Hôm thứ Ba, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có mặt tại Hy Lạp, nước đã tuyên bố rằng kho bạc của họ chẳng bao lâu nữa sẽ trống rỗng nếu không có thêm được một ngân khoản cứu nguy khác.
Trong khi đó, tin cho hay, chính phủ Tây Ban Nha chắc sẽ không yêu cầu được cứu nguy trong tương lai gần. Là nền kinh tế đứng hàng thứ tư trong khối sử dụng đồng euro, Tây Ban Nha là nước gây ra mối lo lớn hơn nhiều so với Hy Lạp.
Tuần trước, khối sử dụng đồng euro gặp phải nhiều tin xấu hơn giữa lúc báo chí cho biết khối này có thể sẽ rơi trở lại tình trạng suy thoái. Hồi tháng Tám, tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới mức kỷ lục là 11,4%.