Thiết kế để gây tác động là chủ đề của Sáng kiến Toàn cầu Clinton thường niên lần thứ 8, bắt đầu hồi hôm qua tại thành phố New York. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Peter Fedynski, thì ý nghĩa của từ “thiết kế’ mà cựu Tổng thống Bill Clinton sử dụng không có liên quan gì đến thời trang, mà là một thế giới thịnh vượng và bền vững hơn.
Các nhà lãnh đạo và canh tân trong chính phủ, các cộng đồng kinh doanh và dân sự đang tham dự một hội nghị trong 3 ngày với trọng điểm là bảo vệ môi trường, đem lại sức mạnh cho phụ nữ, năng lượng và sức khỏe bền vững. Người chủ trì hội nghị, cựu Tổng thống Bill Clinton, đã yêu cầu chuyên gia thiết kế Tim Brown giải thích từ thiết kế liên quan như thế nào đến việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Ông Brown nói từ ngữ ấy mang nhiều ý nghĩa hơn là cái bề ngoài của các dịch vụ và sản phẩm.
Ông Brown cho biết: “Cho dù đó là hệ thống kinh doanh, mô hình kinh doanh xoay quanh, cho dù đó là các mô hình tổ chức mà ta sử dụng để hoàn thành công tác, tất cả đều là các cơ hội về thiết kế - các tiến trình dùng để hoàn thành mọi việc.”
Ông Clinton nói đa số các vấn đề trên thế giới đã được ai đó ở đâu đó giải quyết. Cái khó, theo ông, là thực thi các giải pháp hiện hữu trên một quy mô toàn cầu.
Ông Clinton nói: “Ðối với tôi, điều đó đòi hỏi không những chỉ bỏ tiền ra để chỉnh sửa về kỹ thuật, mà là thiết kế một sách lược tối ưu hóa mức độ mà quý vị, hay tôi, hay bất cứ ai trong chúng ta thực hiện.”
Sáng kiến Toàn cầu Clinton mưu tìm việc giải quyết các vấn đề từ vệ sinh và giáo dục cho đến bạo lực đối với phụ nữ và năng lượng sạch.
Hoàng hậu Rania Al Abdullah của Jordani đã phát biểu với hội nghị, và nói rằng một trong những vấn đề nổi bật trong thế giới Ả Rập là tình trạng thanh niên thất nghiệp. Bà nói giáo dục có thề được sử dụng cho các nhu cầu hiện thời, và thiết kế các giải pháp phải được điều chỉnh cho mỗi một quốc gia Ả Rập.
Hoàng hậu Rania nói: “Trong khi thiết kế cho tương lai, chúng ta phải tính tới tất cả - phải bảo đảm nghe thấy tiếng nói của giới trẻ. Chúng ta cần phải tăng cường kỹ thuật, và chúng ta thực sự cần phải lãnh đạo bằng kiến thức.”
Trong số các thành viên của ủy ban tại phiên khai mạc có Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Young Kim, mà ông Clinton gọi đùa là “Khối Triều Tiên.”
Ông Jim Young Kim nhắc lại thời những năm 1960, là lúc Nam Triều Tiên thường được gọi là một “trường hợp vô phương cứu chữa” không có hy vọng nào để phát triển. Ông nói thành công của Nam Triều Tiên từ thời đó chứng tỏ rằng không có quốc gia nào là không có hy vọng.
Ông Ban Ki-moon tuyên bố các nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm tập thể phải giải quyết điều ông gọi là “một kỷ nguyên bất công, bất bình đẳng và bất khoan nhượng.” Ông bao gồm cả các nhà lãnh đạo kinh doanh trong lời kêu gọi đó.
Ông Ban nói: “Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có các tầm nhìn rõ ràng rằng những gì họ làm không phải chỉ để kiếm lời; những gì họ làm là đem lại lợi ích cho nhân loại.”
Hội nghị sẽ kéo dài đến hết ngày mai, với các phiên họp bàn về các đề tài như biến chuyển ở châu Phi, phụ nữ trong nền kinh tế, nền đại học phổ cập, thanh niên, công tác từ thiện, và môi trường. Hội nghị thường niên đã thu được hàng tỷ đôla về đóng góp thiện nguyện từ năm 2005 và thu được thêm nhiều triệu đôla khác vào ngày khai mạc năm nay.
Các nhà lãnh đạo và canh tân trong chính phủ, các cộng đồng kinh doanh và dân sự đang tham dự một hội nghị trong 3 ngày với trọng điểm là bảo vệ môi trường, đem lại sức mạnh cho phụ nữ, năng lượng và sức khỏe bền vững. Người chủ trì hội nghị, cựu Tổng thống Bill Clinton, đã yêu cầu chuyên gia thiết kế Tim Brown giải thích từ thiết kế liên quan như thế nào đến việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Ông Brown nói từ ngữ ấy mang nhiều ý nghĩa hơn là cái bề ngoài của các dịch vụ và sản phẩm.
Ông Brown cho biết: “Cho dù đó là hệ thống kinh doanh, mô hình kinh doanh xoay quanh, cho dù đó là các mô hình tổ chức mà ta sử dụng để hoàn thành công tác, tất cả đều là các cơ hội về thiết kế - các tiến trình dùng để hoàn thành mọi việc.”
Ông Clinton nói đa số các vấn đề trên thế giới đã được ai đó ở đâu đó giải quyết. Cái khó, theo ông, là thực thi các giải pháp hiện hữu trên một quy mô toàn cầu.
Ông Clinton nói: “Ðối với tôi, điều đó đòi hỏi không những chỉ bỏ tiền ra để chỉnh sửa về kỹ thuật, mà là thiết kế một sách lược tối ưu hóa mức độ mà quý vị, hay tôi, hay bất cứ ai trong chúng ta thực hiện.”
Sáng kiến Toàn cầu Clinton mưu tìm việc giải quyết các vấn đề từ vệ sinh và giáo dục cho đến bạo lực đối với phụ nữ và năng lượng sạch.
Hoàng hậu Rania Al Abdullah của Jordani đã phát biểu với hội nghị, và nói rằng một trong những vấn đề nổi bật trong thế giới Ả Rập là tình trạng thanh niên thất nghiệp. Bà nói giáo dục có thề được sử dụng cho các nhu cầu hiện thời, và thiết kế các giải pháp phải được điều chỉnh cho mỗi một quốc gia Ả Rập.
Hoàng hậu Rania nói: “Trong khi thiết kế cho tương lai, chúng ta phải tính tới tất cả - phải bảo đảm nghe thấy tiếng nói của giới trẻ. Chúng ta cần phải tăng cường kỹ thuật, và chúng ta thực sự cần phải lãnh đạo bằng kiến thức.”
Trong số các thành viên của ủy ban tại phiên khai mạc có Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Young Kim, mà ông Clinton gọi đùa là “Khối Triều Tiên.”
Ông Jim Young Kim nhắc lại thời những năm 1960, là lúc Nam Triều Tiên thường được gọi là một “trường hợp vô phương cứu chữa” không có hy vọng nào để phát triển. Ông nói thành công của Nam Triều Tiên từ thời đó chứng tỏ rằng không có quốc gia nào là không có hy vọng.
Ông Ban Ki-moon tuyên bố các nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm tập thể phải giải quyết điều ông gọi là “một kỷ nguyên bất công, bất bình đẳng và bất khoan nhượng.” Ông bao gồm cả các nhà lãnh đạo kinh doanh trong lời kêu gọi đó.
Ông Ban nói: “Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có các tầm nhìn rõ ràng rằng những gì họ làm không phải chỉ để kiếm lời; những gì họ làm là đem lại lợi ích cho nhân loại.”
Hội nghị sẽ kéo dài đến hết ngày mai, với các phiên họp bàn về các đề tài như biến chuyển ở châu Phi, phụ nữ trong nền kinh tế, nền đại học phổ cập, thanh niên, công tác từ thiện, và môi trường. Hội nghị thường niên đã thu được hàng tỷ đôla về đóng góp thiện nguyện từ năm 2005 và thu được thêm nhiều triệu đôla khác vào ngày khai mạc năm nay.