Sau nhiều tháng giằng co, Đài Loan đã quyết định cho phép nhập khẩu thịt bò Mỹ có chứa một chất phụ gia gây tranh cãi. Theo tường thuật do thông tín viên Ralph Jennings gởi về từ Đài Bắc, quyết định này của đảo quốc bị cô lập về mặt ngoại giao và lệ thuộc vào thương mại quốc tế được thực hiện với hy vọng nhận được sự đền đáp từ Hoa Kỳ, là đồng minh không chính thức của Đài Loan.
Quốc hội Đài Loan đã đồng ý cho phép nhập khẩu thịt bò chứa chất ractopamine, một chất phụ gia làm cho gia súc tăng nạc. Một số chính phủ trên thế giới cấm nhập khẩu loại thịt này vì những mối quan tâm về sức khỏe. Các giới chức chính phủ Mỹ, với sự hậu thuẫn của công nghiệp thịt bò, đã gây áp lực trong 5 năm nay để đòi Đài Loan theo chân Nhật Bản, Nam Triều Tiên và hơn 100 quốc gia khác để cho phép nhập khẩu loại thịt bò có chứa chất tăng nạc này.
Bà Sheila Paskman, phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ trên thực tế ở Đài Bắc, cho biết quyết định có thể nói là sau cùng của Đài Loan đã loại bỏ một chướng ngại lớn của việc tăng cường các mối quan hệ thương mại song phương.
Bà Paskman cho biết: "Nói một cách tổng quát thì vấn đề thịt bò rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, không phải chỉ vì bản thân của thị trường thịt bò, mà vì vấn đề này tiêu biểu cho một bước tiến rất quan trọng để có thể có được một mối quan hệ thương mại rộng mở và tự do hơn giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Để có thể xúc tiến cuộc đàm phán thương mại, chúng tôi thật sự cần phải cảm thấy rằng chúng tôi đang làm việc với một đối tác thật sự muốn xúc tiến cuộc đàm phán thương mại."
Những mối căng thẳng vì vấn đề thịt bò đã bắt đầu gia tăng vào năm 2007. Hai năm trước đây, tổng thống và quốc hội Đài Loan đã tranh cãi với nhau rất kịch liệt về vấn đề có cho nhập khẩu thịt bò có xương từ Mỹ hay không. Rốt cuộc Đài Loan đã đồng ý cho phép nhập. Nhưng khi đó Hoa Kỳ đã làm tan biến mối hy vọng có được những cuộc thảo luận cấp cao dựa trên Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư. Hiệp định này cho phép đôi bên thảo luận về vấn đề thương mại nhưng thường không có được tiến bộ cho tới khi các giới chức cấp cao hội họp với nhau. Đài Bắc cần có những cuộc hội họp như vậy để mưu tìm sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong việc xin gia nhập khối mậu dịch Đối tác Hợp tác Xuyên Thái bình dương, gọi tắt là TPP, qui tụ 9 nước ven bờ Thái bình dương.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn hàng thứ nhì của Đài Loan, sau Trung Quốc. Và Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. Đài Loan cũng là một trong những nước nhập khẩu rất nhiều thịt bò Mỹ, với lượng nhập khẩu mỗi năm lên tới gần 130 triệu đô la. Đài Loan cũng đang vận động để chính phủ Mỹ dành cho công dân Đài Loan được miễn xin thị thực nhập cảnh. Sự thay đổi đó sẽ làm cho việc du hành được dễ dàng hơn, sau nhiều thập niên có những mối lo ngại là thủ tục xin hộ chiếu qua bưu điện của Đài Loan, một thủ tục giờ đây không còn áp dụng, đã để cho công dân nước ngoài có được giấy tờ giả.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, ông Hạ Chí Xương, nói rằng ông dự kiến chính sách miễn thị thực sẽ được chấp thuận vào cuối năm nay, sau một cuộc duyệt xét của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ. Ông Hạ cũng nói rằng Đài Loan hy vọng cuộc đàm phán thương mại sẽ được thực hiện lại vào đầu năm tới.
Người phát ngôn của Đài Loan nói rằng vấn đề thịt bò là một chướng ngại lớn từ nhiều năm nay, và giờ đây, với việc quốc hội dỡ bỏ chướng ngại này, đôi bên có thể bắt đầu bàn thảo về việc thực hiện lại cuộc đàm phán thương mại. Ông Hạ nói thêm rằng các cơ quan chính phủ Mỹ đang xem xét tới việc để cho Đài Loan tham gia chương trình miễn thị thực.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng việc thu nhận Đài Loan vào chương trình miễn thị thực không liên hệ gì tới vấn đề thịt bò. Nhưng các nhà phân tích cho rằng nhiều yêu cầu của Đài Loan trong 5 năm qua về vấn đề miễn thị thực đã được xem xét trong bối cảnh của vụ tranh cãi về thịt bò. Ông Raymond Wu, giám đốc của e-telligency, một công ty tư vấn về rủi ro chính trị ở Đài Bắc, không loại bỏ khả năng có một sự liên hệ gián tiếp giữa vấn đề miễn thị thực và vấn đề thịt bò.
Ông Wu nói: "Về chương trình miễn thị thực, tôi không nghĩ rằng chương trình miễn thị thực có mối liên hệ trực tiếp nào với vấn đề thịt bò. Nhưng chúng ta cần phải xem xét quan hệ Mỹ-Đài một cách toàn diện hơn và rõ ràng là vấn đề thịt bò đã gây trở ngại cho quan hệ song phương."
Đảng Dân Tiến thuộc phe đối lập ở Đài Loan đã ngăn chận các cuộc họp của quốc hội hồi tháng 6 vì vấn đề thịt bò, khiến quốc hội phải mở một phiên họp đặc biệt hồi tháng trước để đạt được một quyết định. Các lãnh tụ đối lập đã nêu lên những mối quan tâm về sức khỏe đối với chất tăng nạc. Sau khi xảy ra vụ tranh cãi về vấn đề thịt bò có xương hồi năm 2010, nhiều tiệm ăn ở Đài Loan đã treo bảng quảng cáo nói rằng tiệm họ không dùng thịt bò có xương nhập khẩu từ Mỹ.
Trong một diễn tiến được xem là dấu hiệu đầu tiên của việc cải thiện quan hệ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Jose Fernandez sẽ đến thăm Đài Loan trong ba ngày vào tuần sau để thúc đẩy sự hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch.
Quốc hội Đài Loan đã đồng ý cho phép nhập khẩu thịt bò chứa chất ractopamine, một chất phụ gia làm cho gia súc tăng nạc. Một số chính phủ trên thế giới cấm nhập khẩu loại thịt này vì những mối quan tâm về sức khỏe. Các giới chức chính phủ Mỹ, với sự hậu thuẫn của công nghiệp thịt bò, đã gây áp lực trong 5 năm nay để đòi Đài Loan theo chân Nhật Bản, Nam Triều Tiên và hơn 100 quốc gia khác để cho phép nhập khẩu loại thịt bò có chứa chất tăng nạc này.
Bà Sheila Paskman, phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ trên thực tế ở Đài Bắc, cho biết quyết định có thể nói là sau cùng của Đài Loan đã loại bỏ một chướng ngại lớn của việc tăng cường các mối quan hệ thương mại song phương.
Bà Paskman cho biết: "Nói một cách tổng quát thì vấn đề thịt bò rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, không phải chỉ vì bản thân của thị trường thịt bò, mà vì vấn đề này tiêu biểu cho một bước tiến rất quan trọng để có thể có được một mối quan hệ thương mại rộng mở và tự do hơn giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Để có thể xúc tiến cuộc đàm phán thương mại, chúng tôi thật sự cần phải cảm thấy rằng chúng tôi đang làm việc với một đối tác thật sự muốn xúc tiến cuộc đàm phán thương mại."
Những mối căng thẳng vì vấn đề thịt bò đã bắt đầu gia tăng vào năm 2007. Hai năm trước đây, tổng thống và quốc hội Đài Loan đã tranh cãi với nhau rất kịch liệt về vấn đề có cho nhập khẩu thịt bò có xương từ Mỹ hay không. Rốt cuộc Đài Loan đã đồng ý cho phép nhập. Nhưng khi đó Hoa Kỳ đã làm tan biến mối hy vọng có được những cuộc thảo luận cấp cao dựa trên Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư. Hiệp định này cho phép đôi bên thảo luận về vấn đề thương mại nhưng thường không có được tiến bộ cho tới khi các giới chức cấp cao hội họp với nhau. Đài Bắc cần có những cuộc hội họp như vậy để mưu tìm sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong việc xin gia nhập khối mậu dịch Đối tác Hợp tác Xuyên Thái bình dương, gọi tắt là TPP, qui tụ 9 nước ven bờ Thái bình dương.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn hàng thứ nhì của Đài Loan, sau Trung Quốc. Và Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. Đài Loan cũng là một trong những nước nhập khẩu rất nhiều thịt bò Mỹ, với lượng nhập khẩu mỗi năm lên tới gần 130 triệu đô la. Đài Loan cũng đang vận động để chính phủ Mỹ dành cho công dân Đài Loan được miễn xin thị thực nhập cảnh. Sự thay đổi đó sẽ làm cho việc du hành được dễ dàng hơn, sau nhiều thập niên có những mối lo ngại là thủ tục xin hộ chiếu qua bưu điện của Đài Loan, một thủ tục giờ đây không còn áp dụng, đã để cho công dân nước ngoài có được giấy tờ giả.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, ông Hạ Chí Xương, nói rằng ông dự kiến chính sách miễn thị thực sẽ được chấp thuận vào cuối năm nay, sau một cuộc duyệt xét của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ. Ông Hạ cũng nói rằng Đài Loan hy vọng cuộc đàm phán thương mại sẽ được thực hiện lại vào đầu năm tới.
Người phát ngôn của Đài Loan nói rằng vấn đề thịt bò là một chướng ngại lớn từ nhiều năm nay, và giờ đây, với việc quốc hội dỡ bỏ chướng ngại này, đôi bên có thể bắt đầu bàn thảo về việc thực hiện lại cuộc đàm phán thương mại. Ông Hạ nói thêm rằng các cơ quan chính phủ Mỹ đang xem xét tới việc để cho Đài Loan tham gia chương trình miễn thị thực.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng việc thu nhận Đài Loan vào chương trình miễn thị thực không liên hệ gì tới vấn đề thịt bò. Nhưng các nhà phân tích cho rằng nhiều yêu cầu của Đài Loan trong 5 năm qua về vấn đề miễn thị thực đã được xem xét trong bối cảnh của vụ tranh cãi về thịt bò. Ông Raymond Wu, giám đốc của e-telligency, một công ty tư vấn về rủi ro chính trị ở Đài Bắc, không loại bỏ khả năng có một sự liên hệ gián tiếp giữa vấn đề miễn thị thực và vấn đề thịt bò.
Ông Wu nói: "Về chương trình miễn thị thực, tôi không nghĩ rằng chương trình miễn thị thực có mối liên hệ trực tiếp nào với vấn đề thịt bò. Nhưng chúng ta cần phải xem xét quan hệ Mỹ-Đài một cách toàn diện hơn và rõ ràng là vấn đề thịt bò đã gây trở ngại cho quan hệ song phương."
Đảng Dân Tiến thuộc phe đối lập ở Đài Loan đã ngăn chận các cuộc họp của quốc hội hồi tháng 6 vì vấn đề thịt bò, khiến quốc hội phải mở một phiên họp đặc biệt hồi tháng trước để đạt được một quyết định. Các lãnh tụ đối lập đã nêu lên những mối quan tâm về sức khỏe đối với chất tăng nạc. Sau khi xảy ra vụ tranh cãi về vấn đề thịt bò có xương hồi năm 2010, nhiều tiệm ăn ở Đài Loan đã treo bảng quảng cáo nói rằng tiệm họ không dùng thịt bò có xương nhập khẩu từ Mỹ.
Trong một diễn tiến được xem là dấu hiệu đầu tiên của việc cải thiện quan hệ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Jose Fernandez sẽ đến thăm Đài Loan trong ba ngày vào tuần sau để thúc đẩy sự hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch.