Trung Quốc đang ăn mừng sự trở về an toàn của 3 phi hành gia sau khi họ kết thúc thành công một phi vụ, trong đó có sự kiện nước này lần đầu tiên thực hiện một cuộc kết nối thành công trong không gian mà không dùng thiết bị tự động và lần đầu tiên một nữ phi hành gia Trung Quốc bay vào quỹ đạo.
Hình ảnh truyền hình trực tiếp vụ đáp của phi thuyền Thần Châu 9 đã được phát sóng khắp Trung Quốc hôm nay.
Sau khi trở về bầu khí quyển trái đất, một cái dù sọc đỏ và trắng đã ghìm tốc độ của khoang chứa các phi hành gia để nó có thể đáp xuống an toàn tại bãi đáp đã định ở vùng Nội Mông.
Khoang chứa đã bị lật khi đáp xuống mặt đất, nhưng ba phi hành gia không hề hấn gì. Họ đã dành hơn nửa giờ đồng hồ để thích nghi lại với trọng lực của trái đất trước khi bước ra.
Phi hành gia Lưu Vương nói ông cảm thấy vui khi lại cảm thấy mặt đất dưới bàn chân mình.
Ông nói thêm rằng ông cũng vui mừng trở về nhà an toàn.
Tàu Thần Châu-9 đã kết nối với trạm thí nghiệm không gian Thiên Cung-1, hiện đang bay trên quỹ đạo ở độ cao cách mặt đất 300 km.
Bà Lưu Dương, nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc bay vào quỹ đạo, nói bà cảm thấy thoải mái như ở nhà khi ở trên trạm thí nghiệm Thiên Cung-1, nơi bà cùng với hai phi hành gia khác đã sinh hoạt và tiến hành các thí nghiệm trong gần 2 tuần lễ.
Bà Lưu nói bà cảm thấy rất sung sướng và hết sức tự hào về đất nước.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc đã chứng kiến vụ đáp xuống đất từ trung tâm điều khiển Bắc Kinh.
Sau đó, ông đã đọc bức thư chúc mừng của chính phủ dành cho các phi hành gia và tất cả những ai đã tham gia sứ mạng vừa kể.
Ông nói rằng phi vụ kết nối thành công do con người thực hiện giữa trạm Thiên Cung–1 và tàu Thần Châu–9 đánh dấu một dấu mốc quan trọng và một bước đột phá lớn trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm chủ công nghệ kết nối trên không gian. Ông cũng nói thêm rằng nó cũng đánh dấu một bước tiến quyết định trong chiến lược không gian của Trung Quốc cũng như đạt các thành quả trên trường quốc tế.
Tàu Thần Châu–9 được phóng đi hôm 16/6. Tân Hoa Xã nói rằng phi vụ thành công là một bước tiến quan trọng trong các kế hoạch của Trung Quốc nhằm thiết lập một trạm không gian thường trực có phi hành gia làm việc trên đó vào khoảng năm 2020.
Hình ảnh truyền hình trực tiếp vụ đáp của phi thuyền Thần Châu 9 đã được phát sóng khắp Trung Quốc hôm nay.
Sau khi trở về bầu khí quyển trái đất, một cái dù sọc đỏ và trắng đã ghìm tốc độ của khoang chứa các phi hành gia để nó có thể đáp xuống an toàn tại bãi đáp đã định ở vùng Nội Mông.
Khoang chứa đã bị lật khi đáp xuống mặt đất, nhưng ba phi hành gia không hề hấn gì. Họ đã dành hơn nửa giờ đồng hồ để thích nghi lại với trọng lực của trái đất trước khi bước ra.
Phi hành gia Lưu Vương nói ông cảm thấy vui khi lại cảm thấy mặt đất dưới bàn chân mình.
Ông nói thêm rằng ông cũng vui mừng trở về nhà an toàn.
Tàu Thần Châu-9 đã kết nối với trạm thí nghiệm không gian Thiên Cung-1, hiện đang bay trên quỹ đạo ở độ cao cách mặt đất 300 km.
Bà Lưu Dương, nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc bay vào quỹ đạo, nói bà cảm thấy thoải mái như ở nhà khi ở trên trạm thí nghiệm Thiên Cung-1, nơi bà cùng với hai phi hành gia khác đã sinh hoạt và tiến hành các thí nghiệm trong gần 2 tuần lễ.
Bà Lưu nói bà cảm thấy rất sung sướng và hết sức tự hào về đất nước.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc đã chứng kiến vụ đáp xuống đất từ trung tâm điều khiển Bắc Kinh.
Sau đó, ông đã đọc bức thư chúc mừng của chính phủ dành cho các phi hành gia và tất cả những ai đã tham gia sứ mạng vừa kể.
Ông nói rằng phi vụ kết nối thành công do con người thực hiện giữa trạm Thiên Cung–1 và tàu Thần Châu–9 đánh dấu một dấu mốc quan trọng và một bước đột phá lớn trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm chủ công nghệ kết nối trên không gian. Ông cũng nói thêm rằng nó cũng đánh dấu một bước tiến quyết định trong chiến lược không gian của Trung Quốc cũng như đạt các thành quả trên trường quốc tế.
Tàu Thần Châu–9 được phóng đi hôm 16/6. Tân Hoa Xã nói rằng phi vụ thành công là một bước tiến quan trọng trong các kế hoạch của Trung Quốc nhằm thiết lập một trạm không gian thường trực có phi hành gia làm việc trên đó vào khoảng năm 2020.