Trung Quốc và Afghanistan theo dự liệu sẽ tăng cường thêm nữa các mối quan hệ khi họ ký kết một loạt các thỏa thuận chiến lược tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân cho hay hộïi nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, gọi tắt là SCO, khai mạc vào ngày mai tại Bắc Kinh, sẽ tập trung vào việc thu nhận thêm thành viên và tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế giữa các nước hội viên.
Các thành viên của SCO hiện nay gồm có Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
Ông Lưu Vị Dân cho biết những thành quả mà Trung Quốc trông đợi từ hội nghị này bao gồm việc làm cho SCO trở thành một khu vực hài hòa. Ông nói thêm rằng tổ chức này sẽ đưa ra một quyết định chính thức để nhận Afghanistan làm quan sát viên.
Trong những thông cáo trước đây, Trung Quốc và Nga đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc thu nhận Afghanistan, là nước mà theo lời một giới chức Trung Quốc “sẽ giúp SCO chống lại chủ nghĩa khủng bố, đòi ly khai và cực đoan.”
Ấn Độ, Iran, Mông cổ và Pakistan hiện giờ đã có qui chế quan sát viên cho phép họ tham gia các cuộc tham khảo ý kiến bên lề các cuộc họp của SCO.
Theo dự liệu, Trung Quốc cũng sẽ ký kết một loạt các hiệp định chiến lược giúp nâng cao vị thế của họ ở Afghanistan, sau khi hầu như đã đứng bên lề trong một thập niên qua trong cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại phe Taliban.
Ông Raffaello Pantucci là một nhà chuyên viên của Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Quá trình Cực đoan hóa thuộc Đại học King’s College ở London. Ông nói rằng sự thay đổi này phát sinh một phần từ kkh của Mỹ để bắt đầu triệt thoái lực lượng tác chiến ra khỏi Afghanistan.
Ông Pantucci nói: "Dần dà họ đã nhận thức được là Hoa Kỳ có thể ra đi vào năm 2014."
Theo nhận định của ông Pantucci, qua việc nhận Afghanistan làm quan sát viên, các nước hội viên SCO thừa nhận những sự hạn chế trong khả năng của tổ chức để đối phó với nạn khủng bố trong khu vực.
Ông Pantucci nói tiếp: "Tổ chức SCO tự cho rằng họ đã không làm gì nhiều, cho nên điều này có thể nói là một phát biểu rõ ràng để họ nói rằng “vâng, chúng tôi thừa nhận điều này và chúng tôi sẽ làm nhiều hơn.”
Bắc Kinh xem SCO là một bệ phóng trong cuộc chiến đấu của họ chống lại những hoạt động đòi ly khai ở vùng Tân Cương.
Trong hơn 10 năm qua, từ khi SCO được thành lập năm 2001, các nước thành viên đã tiến hành nhiều cuộc thao dượt quân sự và diễn tập chống khủng bố và tổ chức các cuộc hộïi nghị định kỳ của các giới chức ngoại giao, quốc phòng và chấp hành luật pháp.
Ông Trần Vũ Vinh, chuyên gia của một tổ chức nghiên cứu hàng đầu ở Bắc Kinh, nói rằng ổn định khu vực là mục tiêu chính của SCO nhưng các nước thành viên chủ yếu là thông qua đối thoại để xây dựng các mối quan hệ.
Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng tổ chức này là một thí dụ điển hình của điều được gọi là “chủ nghĩa khu vực mới” mà Trung Quốc cố xướng như một sự thay thế cho điều mà họ nói là chủ nghĩa bá quyền Tây phương.
Ông Trần phát biểu như sau: "Tổ chức SCO có những mước thành viên không có ảnh hưởng kinh tế gì cả nhưng họ được đối xử bình đẳng. Nga và Trung Quốc không phải vì là hai nước lớn mà có quyền hành nhiều hơn trong tổ chức này.
Một số các nhà phân tích cho rằng SCO là một tổ chức bị chia rẽ, trong đó Nga và Trung Quốc tranh giành với nhau địa vị của cường quốc chiến lược trong khu vực.
Ông Pantucci đã nhiều lần đi thăm các nước Trung Á và nghiên cứu về quyền lợi và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Ông nói rằng Nga và Trung Quốc có những mong muốn khác nhau về vai trò của SCO.
Ông Pantucci nói tiếp: "Trước đây Nga có thái độ khá thụ động trong SCO. Nhưng tôi nghĩ rằng họ bắt đầu thay đổi và muốn lèo lái tổ chức này nhằm phát huy ảnh hưởng của Nga ở Trung Á.'
Ông Pantucci giải thích rằng Nga muốn tăng cường hoạt động trong các tổ chức mà Moskova có thể nắm giữ vai trò lãnh đạo như Liên hiệp Á Aâu, một tổ chức kinh tế mà ông Putin đã đề nghị thành lập hồi mùa thu năm ngoái.
Ông Pantucci nói: "Họ sẽ thành lập một khu vực kinh tế, giáp ranh với Trung Quốc và bao gồm tất các quốc gia Trung Á. Tổ chức này sẽ có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với hoạt động thương mại xuyên biên giới, vì nó sẽ dựng ngay những rào cản thuế quan rất cao."
Hiện chưa rõ Liên hiệp Á-Âu có được thành lập hay không, và nếu có, liên hiệp này có bao gồm Trung Quốc như một số học giả Nga đề nghị hay không.
Trong khi đó, Bắc Kinh dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy cho Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, bất chấp lập trường của Nga như thế nào.
Về việc này ông Pantucci cho biết như sau: "Tổ chức SCO đã thực hiện một số bước tiến rất nhỏ theo chiều hướng trở thành một thực thể khu vực, nhưng vào thời điểm này quốc gia thật sự bỏ tiền để thực hiện mục tiêu này chính là Trung Quốc."
Năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn để xin làm đối tác đối thoại, trong khi Ấn Độ, Pakistan và Iran đã xin trở thành thành viên đầy đủ từ vài năm nay. Đơn xin của Iran đã bị từ khước vì những biện pháp chế tài của Liên hiệp quốc đối với nước này, trong khi Trung Quốc và Nga đã bày tỏ những mức độ hậu thuẫn khác nhau đối với Ấn Độ và Pakistan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân cho hay hộïi nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, gọi tắt là SCO, khai mạc vào ngày mai tại Bắc Kinh, sẽ tập trung vào việc thu nhận thêm thành viên và tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế giữa các nước hội viên.
Các thành viên của SCO hiện nay gồm có Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
Ông Lưu Vị Dân cho biết những thành quả mà Trung Quốc trông đợi từ hội nghị này bao gồm việc làm cho SCO trở thành một khu vực hài hòa. Ông nói thêm rằng tổ chức này sẽ đưa ra một quyết định chính thức để nhận Afghanistan làm quan sát viên.
Trong những thông cáo trước đây, Trung Quốc và Nga đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc thu nhận Afghanistan, là nước mà theo lời một giới chức Trung Quốc “sẽ giúp SCO chống lại chủ nghĩa khủng bố, đòi ly khai và cực đoan.”
Ấn Độ, Iran, Mông cổ và Pakistan hiện giờ đã có qui chế quan sát viên cho phép họ tham gia các cuộc tham khảo ý kiến bên lề các cuộc họp của SCO.
Theo dự liệu, Trung Quốc cũng sẽ ký kết một loạt các hiệp định chiến lược giúp nâng cao vị thế của họ ở Afghanistan, sau khi hầu như đã đứng bên lề trong một thập niên qua trong cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại phe Taliban.
Ông Raffaello Pantucci là một nhà chuyên viên của Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Quá trình Cực đoan hóa thuộc Đại học King’s College ở London. Ông nói rằng sự thay đổi này phát sinh một phần từ kkh của Mỹ để bắt đầu triệt thoái lực lượng tác chiến ra khỏi Afghanistan.
Ông Pantucci nói: "Dần dà họ đã nhận thức được là Hoa Kỳ có thể ra đi vào năm 2014."
Theo nhận định của ông Pantucci, qua việc nhận Afghanistan làm quan sát viên, các nước hội viên SCO thừa nhận những sự hạn chế trong khả năng của tổ chức để đối phó với nạn khủng bố trong khu vực.
Ông Pantucci nói tiếp: "Tổ chức SCO tự cho rằng họ đã không làm gì nhiều, cho nên điều này có thể nói là một phát biểu rõ ràng để họ nói rằng “vâng, chúng tôi thừa nhận điều này và chúng tôi sẽ làm nhiều hơn.”
Bắc Kinh xem SCO là một bệ phóng trong cuộc chiến đấu của họ chống lại những hoạt động đòi ly khai ở vùng Tân Cương.
Trong hơn 10 năm qua, từ khi SCO được thành lập năm 2001, các nước thành viên đã tiến hành nhiều cuộc thao dượt quân sự và diễn tập chống khủng bố và tổ chức các cuộc hộïi nghị định kỳ của các giới chức ngoại giao, quốc phòng và chấp hành luật pháp.
Ông Trần Vũ Vinh, chuyên gia của một tổ chức nghiên cứu hàng đầu ở Bắc Kinh, nói rằng ổn định khu vực là mục tiêu chính của SCO nhưng các nước thành viên chủ yếu là thông qua đối thoại để xây dựng các mối quan hệ.
Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng tổ chức này là một thí dụ điển hình của điều được gọi là “chủ nghĩa khu vực mới” mà Trung Quốc cố xướng như một sự thay thế cho điều mà họ nói là chủ nghĩa bá quyền Tây phương.
Ông Trần phát biểu như sau: "Tổ chức SCO có những mước thành viên không có ảnh hưởng kinh tế gì cả nhưng họ được đối xử bình đẳng. Nga và Trung Quốc không phải vì là hai nước lớn mà có quyền hành nhiều hơn trong tổ chức này.
Một số các nhà phân tích cho rằng SCO là một tổ chức bị chia rẽ, trong đó Nga và Trung Quốc tranh giành với nhau địa vị của cường quốc chiến lược trong khu vực.
Ông Pantucci đã nhiều lần đi thăm các nước Trung Á và nghiên cứu về quyền lợi và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Ông nói rằng Nga và Trung Quốc có những mong muốn khác nhau về vai trò của SCO.
Ông Pantucci nói tiếp: "Trước đây Nga có thái độ khá thụ động trong SCO. Nhưng tôi nghĩ rằng họ bắt đầu thay đổi và muốn lèo lái tổ chức này nhằm phát huy ảnh hưởng của Nga ở Trung Á.'
Ông Pantucci giải thích rằng Nga muốn tăng cường hoạt động trong các tổ chức mà Moskova có thể nắm giữ vai trò lãnh đạo như Liên hiệp Á Aâu, một tổ chức kinh tế mà ông Putin đã đề nghị thành lập hồi mùa thu năm ngoái.
Ông Pantucci nói: "Họ sẽ thành lập một khu vực kinh tế, giáp ranh với Trung Quốc và bao gồm tất các quốc gia Trung Á. Tổ chức này sẽ có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với hoạt động thương mại xuyên biên giới, vì nó sẽ dựng ngay những rào cản thuế quan rất cao."
Hiện chưa rõ Liên hiệp Á-Âu có được thành lập hay không, và nếu có, liên hiệp này có bao gồm Trung Quốc như một số học giả Nga đề nghị hay không.
Trong khi đó, Bắc Kinh dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy cho Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, bất chấp lập trường của Nga như thế nào.
Về việc này ông Pantucci cho biết như sau: "Tổ chức SCO đã thực hiện một số bước tiến rất nhỏ theo chiều hướng trở thành một thực thể khu vực, nhưng vào thời điểm này quốc gia thật sự bỏ tiền để thực hiện mục tiêu này chính là Trung Quốc."
Năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn để xin làm đối tác đối thoại, trong khi Ấn Độ, Pakistan và Iran đã xin trở thành thành viên đầy đủ từ vài năm nay. Đơn xin của Iran đã bị từ khước vì những biện pháp chế tài của Liên hiệp quốc đối với nước này, trong khi Trung Quốc và Nga đã bày tỏ những mức độ hậu thuẫn khác nhau đối với Ấn Độ và Pakistan.