CAIRO —
Ngưòi biểu tình Ai Cập đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động tại quảng trường Tahrir ở Cairo, nơi hàng ngàn người biểu tình tụ tập để đánh dấu kỷ niệm 2 năm cuộc nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo lâu đời Hosni Mubarak.
Các vụ xung đột bắt đầu hồi sớm thứ sáu sau khi người biểu tình trẻ tuổi tìm cách đến gần một bức tường bê tông mà lực lượng an ninh đã dựng lên để bảo vệ các công ốc trong khu vực.
Người biểu tình ném đá và các thiết bị gây cháy vào cảnh sát, phe này đã đáp lại bằng cách xịt hơi cay mắt và nổi lửa đốt một số lều trại của người biểu tình ở quảng trường.
Phe đối lập thiên thế tục đã kêu gọi biểu tình hôm thứ sáu phản đối Tổng thống Mohamed Morsi và đảng Huynh Ðệ Hồi giáo. Thủ lãnh đối lập Mohamed ElBaradei đã dùng Twitter kêu gọi người biểu tình “cuối cùng đạt tới các mục tiêu của cuộc cách mạng.”
Không khí kém hồ hởi
Tại quảng trường Tahrir, bầu không khí không hồ hởi so với 2 năm trước, khi người dân Ai Cập dường như gây bất ngờ cho chính họ với cuộc biểu dương sức mạnh quần chúng chống lại một giới lãnh đạo đã thâm căn cố đế.
Người biểu tình, đã chiếm lĩnh quảng trường vô số lần, nói một cách dè dặt về cuộc tranh đấu đang tiếp tục:
Một nguời biểu tình trẻ tuổi cho biết tên gọi là Zain nói:
“Chúng tôi ở đây vào ngày 25 tháng 1 không phải để vinh danh, không phải để ủng hộ bất cứ đảng phái hay phong trào nào, mà là để tiếp tục cuộc cách mạng chưa hoàn tất.”
Các ý kiến của anh Zain được sự biểu đồng tình của một người đàn ông lớn tuổi đến từ Aswan ở miền nam để tham gia cuộc tụ tập. Ông Mokhtar nói nước ông chỉ thay thế một nhà lãnh đạo vô tâm này bằng một nhà lãnh đạo vô tâm khác.
Ông nêu câu hỏi: “Dân chủ ở đâu? Chúng ta chỉ đang thay thế Mohammed Hosni Mubarak bằng Mohamed Morsi mà thôi. Chúng ta chưa thấy có điều gì được sửa sai từ phía Mohamed Morsi kể từ 8 tháng nay.”
Nhưng ngay cả khi các đám đông tụ tập quanh các lều trại và biểu ngữ đã biến Tahrir thành một trung tâm thường trực cho bạo động, người lạnh đạo chính đảng của Tổng thống Morsi đã nói về những gì hoàn thành được trong 2 năm vừa qua.
Ông Hussein Ibrabim, nguời đứng đầu đảng Tự do và Công lý nói Ai Cập kỷ niệm hai năm cuộc cách mạng với hai “thành quả mang tầm quan trọng rộng lớn: một tổng thống dân cử và một hiến pháp được nhân dân Ai Cập chấp thuận.”
Hiến pháp gây tranh cãi
Bản hiến pháp gây tranh cãi đã được chấp thuận trong một cuộc trưng cầu dân ý hồi cuối năm ngoái sau khi ông Morsi nhận lãnh các quyền tạm thời rộng rãi. Các sắc lệnh của ông đã châm ngòi cho những vụ bạo động giữa phe đối lập và những nguời Hồi giáo ủng hộ chính phủ.
Tổng thống vẫn được sự ủng hộ trung thành trong đảng Huynh đệ, là phong trào tổ chức tốt nhất trong nước. Các nhà lãnh đạo kêu gọi làm công tác từ thiện, thay vì tụ tập trên đường phố trong ngày thứ Sáu, một quyềt định dường như nhắm mục đích hạ giảm khả năng của các vụ xung đột.
Những chia rẽ không phải chỉ là giữa hai phe nhóm. Còn có cả những người vẫn nhìn một cách tiếc nuối vào cuộc sống trước cách mạng, là lúc sự ổn định, nếu không phải là sự sinh động là một điều chắc chắn đối với nhiều người.
Nhưng thứ Sáu là một ngày dành cho dân chúng ở quảng trường Tahrir và các đối tác của họ trên khắp nước.
Ở mọi nơi khác là các bích chương vinh danh thanh niên cách mạng, và lên án ban lãnh đạo già nua của đảng Huynh Ðệ. Một người biểu tình tên là Mohammed Ibrabim Garib nói sự chia rẽ về thế hệ là một vấn đề không riêng ở Ai Cập mà trong khắp thế giới Ả Rập.
Các vụ xung đột bắt đầu hồi sớm thứ sáu sau khi người biểu tình trẻ tuổi tìm cách đến gần một bức tường bê tông mà lực lượng an ninh đã dựng lên để bảo vệ các công ốc trong khu vực.
Người biểu tình ném đá và các thiết bị gây cháy vào cảnh sát, phe này đã đáp lại bằng cách xịt hơi cay mắt và nổi lửa đốt một số lều trại của người biểu tình ở quảng trường.
Phe đối lập thiên thế tục đã kêu gọi biểu tình hôm thứ sáu phản đối Tổng thống Mohamed Morsi và đảng Huynh Ðệ Hồi giáo. Thủ lãnh đối lập Mohamed ElBaradei đã dùng Twitter kêu gọi người biểu tình “cuối cùng đạt tới các mục tiêu của cuộc cách mạng.”
Không khí kém hồ hởi
Tại quảng trường Tahrir, bầu không khí không hồ hởi so với 2 năm trước, khi người dân Ai Cập dường như gây bất ngờ cho chính họ với cuộc biểu dương sức mạnh quần chúng chống lại một giới lãnh đạo đã thâm căn cố đế.
Người biểu tình, đã chiếm lĩnh quảng trường vô số lần, nói một cách dè dặt về cuộc tranh đấu đang tiếp tục:
Một nguời biểu tình trẻ tuổi cho biết tên gọi là Zain nói:
“Chúng tôi ở đây vào ngày 25 tháng 1 không phải để vinh danh, không phải để ủng hộ bất cứ đảng phái hay phong trào nào, mà là để tiếp tục cuộc cách mạng chưa hoàn tất.”
Các ý kiến của anh Zain được sự biểu đồng tình của một người đàn ông lớn tuổi đến từ Aswan ở miền nam để tham gia cuộc tụ tập. Ông Mokhtar nói nước ông chỉ thay thế một nhà lãnh đạo vô tâm này bằng một nhà lãnh đạo vô tâm khác.
Ông nêu câu hỏi: “Dân chủ ở đâu? Chúng ta chỉ đang thay thế Mohammed Hosni Mubarak bằng Mohamed Morsi mà thôi. Chúng ta chưa thấy có điều gì được sửa sai từ phía Mohamed Morsi kể từ 8 tháng nay.”
Nhưng ngay cả khi các đám đông tụ tập quanh các lều trại và biểu ngữ đã biến Tahrir thành một trung tâm thường trực cho bạo động, người lạnh đạo chính đảng của Tổng thống Morsi đã nói về những gì hoàn thành được trong 2 năm vừa qua.
Ông Hussein Ibrabim, nguời đứng đầu đảng Tự do và Công lý nói Ai Cập kỷ niệm hai năm cuộc cách mạng với hai “thành quả mang tầm quan trọng rộng lớn: một tổng thống dân cử và một hiến pháp được nhân dân Ai Cập chấp thuận.”
Hiến pháp gây tranh cãi
Bản hiến pháp gây tranh cãi đã được chấp thuận trong một cuộc trưng cầu dân ý hồi cuối năm ngoái sau khi ông Morsi nhận lãnh các quyền tạm thời rộng rãi. Các sắc lệnh của ông đã châm ngòi cho những vụ bạo động giữa phe đối lập và những nguời Hồi giáo ủng hộ chính phủ.
Tổng thống vẫn được sự ủng hộ trung thành trong đảng Huynh đệ, là phong trào tổ chức tốt nhất trong nước. Các nhà lãnh đạo kêu gọi làm công tác từ thiện, thay vì tụ tập trên đường phố trong ngày thứ Sáu, một quyềt định dường như nhắm mục đích hạ giảm khả năng của các vụ xung đột.
Những chia rẽ không phải chỉ là giữa hai phe nhóm. Còn có cả những người vẫn nhìn một cách tiếc nuối vào cuộc sống trước cách mạng, là lúc sự ổn định, nếu không phải là sự sinh động là một điều chắc chắn đối với nhiều người.
Nhưng thứ Sáu là một ngày dành cho dân chúng ở quảng trường Tahrir và các đối tác của họ trên khắp nước.
Ở mọi nơi khác là các bích chương vinh danh thanh niên cách mạng, và lên án ban lãnh đạo già nua của đảng Huynh Ðệ. Một người biểu tình tên là Mohammed Ibrabim Garib nói sự chia rẽ về thế hệ là một vấn đề không riêng ở Ai Cập mà trong khắp thế giới Ả Rập.