JAKARTA —
Một vụ đụng độ chết người giữa những người Hồi giáo và Phật giáo Miến Điện đã xảy ra tại một trại tạm giam của sở di trú Indonesia. Vụ này là một dấu hiệu khác nữa cho thấy căng thẳng sắc tộc và tôn giáo ở Miến Điện đang lan rộng.
Cảnh sát cho biết 8 người theo dạo Phật bị thiệt mạng sáng sớm hôm nay trong vụ đụng độ với mấy mươi người Rohingya theo Hồi giáo tại một trại tạm giam ở miền bắc Indonesia.
Hơn 100 người Rohingya tị nạn để tránh bạo động tôn giáo và sắc tộc ở Miến Điện đang bị giam tại trại tạm giam Belawan cùng với 11 ngư dân Miến Điện bị bắt về tội đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia.
Cảnh sát trưởng địa phương nói với hãng thông tấn AP rằng vụ đụng độ xảy ra sáng nay sau khi một người Rohingya cãi nhau với một ngư dân theo đạo Phật về vụ bạo động tôn giáo mới đây ở Miến Điện. Khi vụ cãi cọ biến thành những vụ ẩu đả, một số tù nhân đã dùng dao để3 tấn công.
Ông Todd Elliot, một nhà phân tích an ninh của công ty Tư vấn Concord ở Jakarta, nhận xét như sau về vụ này.
"Vụ này rõ ràng là nêu bật một vấn đề cho nhà chức trách Indonesia. Vì số người tị nạn tới Indonesia mỗi ngày một nhiều cho nên đương nhiên là họ mang theo những vụ xung đột và tranh chấp ở quê hương của họ và điều đó có thể làm bùng ra những vụ bạo động ở Indonesia, đặc biệt là khi họ phải chờ đợi mòn mỏi từ tháng này sang tháng khác để đơn xin tị nạn của họ được cứu xét."
Hàng ngàn người tị nạn đi qua Indonesia mỗi năm khi họ trên đường tới Australia để tìm nơi nương thân. Trong vài tháng qua Indonesia đã thực hiện nhiều cuộc thảo luận cấp cao để tìm cách giải quyết vấn đề và đã áp dụng một đường lối nhân đạo hơn để đối xử với người xin tị nạn.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia thừa nhận rằng không có đủ nhân viên an ninh canh gác trại tạm giam để xử lý vụ rối loạn ở Belawan. Giới chức này cũng đã lên tiếng xin lỗi về vụ rối loạn.
Các giới chức Bộ Ngoại giao Indonesia nói rằng vụ này chỉ là một vụ việc đơn lẻ và trước đây những người bị giam ở Belawan đã chung sống với nhau trong một thời gian tương đối lâu mà không hề xảy ra vấn đề nào cả.
Mặc dù vậy, các giới chức cho biết Indonesia cần phải cảnh giác trong lúc Miến Điện tiếp tục ra sức ngăn chận những vụ bạo động vì tôn giáo và sắc tộc ở nước họ.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã đề cập tới những mối quan tâm này khi ông đọc bài diễn văn khai mạc một cuộc hội thảo ở Jakarta về những nỗ lực ngăn ngừa xung đột khu vực.
"Những điều kiện gây bất ổn bên trong các nước có thể nhanh chóng trở thành một mối đe dọa về an ninh, ít ra là một loại đe dọa an ninh phi truyền thống, cho phần còn lại của khu vực."
Bạo động hồi tháng trước tại thành phố Mekhtila ở Miến Điện đã gây tử vong cho hơn 40 người, hầu hết là người theo Hồi giáo. Một vụ hỏa hoạn tại một trường nội trú Hồi giáo ở Rangoon hồi đầu tuần được cho là vì chạm điện đã làm cho cộng đồng người Hồi giáo Miến Điện cảm thấy lo ngại nhiều hơn.
Đến sáng thứ sáu, cảnh sát Indonesia ở Belawan cho biết họ đã khống chế tình hình ở trại tạm giam và đã đưa những người bị thương tới một bệnh viện ở thành phố Medan.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc đã lên tiếng kêu gọi các nhóm người dính líu trong vụ bạo động hãy giữ bình tĩnh và thúc giục giới hữu trách Indonesia chuyển những người này tới những nơi cư trú trong cộng đồng để ngăn ngừa sự tái diễn của bạo động.
Cảnh sát cho biết 8 người theo dạo Phật bị thiệt mạng sáng sớm hôm nay trong vụ đụng độ với mấy mươi người Rohingya theo Hồi giáo tại một trại tạm giam ở miền bắc Indonesia.
Hơn 100 người Rohingya tị nạn để tránh bạo động tôn giáo và sắc tộc ở Miến Điện đang bị giam tại trại tạm giam Belawan cùng với 11 ngư dân Miến Điện bị bắt về tội đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia.
Cảnh sát trưởng địa phương nói với hãng thông tấn AP rằng vụ đụng độ xảy ra sáng nay sau khi một người Rohingya cãi nhau với một ngư dân theo đạo Phật về vụ bạo động tôn giáo mới đây ở Miến Điện. Khi vụ cãi cọ biến thành những vụ ẩu đả, một số tù nhân đã dùng dao để3 tấn công.
Ông Todd Elliot, một nhà phân tích an ninh của công ty Tư vấn Concord ở Jakarta, nhận xét như sau về vụ này.
"Vụ này rõ ràng là nêu bật một vấn đề cho nhà chức trách Indonesia. Vì số người tị nạn tới Indonesia mỗi ngày một nhiều cho nên đương nhiên là họ mang theo những vụ xung đột và tranh chấp ở quê hương của họ và điều đó có thể làm bùng ra những vụ bạo động ở Indonesia, đặc biệt là khi họ phải chờ đợi mòn mỏi từ tháng này sang tháng khác để đơn xin tị nạn của họ được cứu xét."
Hàng ngàn người tị nạn đi qua Indonesia mỗi năm khi họ trên đường tới Australia để tìm nơi nương thân. Trong vài tháng qua Indonesia đã thực hiện nhiều cuộc thảo luận cấp cao để tìm cách giải quyết vấn đề và đã áp dụng một đường lối nhân đạo hơn để đối xử với người xin tị nạn.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia thừa nhận rằng không có đủ nhân viên an ninh canh gác trại tạm giam để xử lý vụ rối loạn ở Belawan. Giới chức này cũng đã lên tiếng xin lỗi về vụ rối loạn.
Các giới chức Bộ Ngoại giao Indonesia nói rằng vụ này chỉ là một vụ việc đơn lẻ và trước đây những người bị giam ở Belawan đã chung sống với nhau trong một thời gian tương đối lâu mà không hề xảy ra vấn đề nào cả.
Mặc dù vậy, các giới chức cho biết Indonesia cần phải cảnh giác trong lúc Miến Điện tiếp tục ra sức ngăn chận những vụ bạo động vì tôn giáo và sắc tộc ở nước họ.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã đề cập tới những mối quan tâm này khi ông đọc bài diễn văn khai mạc một cuộc hội thảo ở Jakarta về những nỗ lực ngăn ngừa xung đột khu vực.
"Những điều kiện gây bất ổn bên trong các nước có thể nhanh chóng trở thành một mối đe dọa về an ninh, ít ra là một loại đe dọa an ninh phi truyền thống, cho phần còn lại của khu vực."
Bạo động hồi tháng trước tại thành phố Mekhtila ở Miến Điện đã gây tử vong cho hơn 40 người, hầu hết là người theo Hồi giáo. Một vụ hỏa hoạn tại một trường nội trú Hồi giáo ở Rangoon hồi đầu tuần được cho là vì chạm điện đã làm cho cộng đồng người Hồi giáo Miến Điện cảm thấy lo ngại nhiều hơn.
Đến sáng thứ sáu, cảnh sát Indonesia ở Belawan cho biết họ đã khống chế tình hình ở trại tạm giam và đã đưa những người bị thương tới một bệnh viện ở thành phố Medan.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc đã lên tiếng kêu gọi các nhóm người dính líu trong vụ bạo động hãy giữ bình tĩnh và thúc giục giới hữu trách Indonesia chuyển những người này tới những nơi cư trú trong cộng đồng để ngăn ngừa sự tái diễn của bạo động.