GENEVA —
Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng vụ bộc phát virus Ebola tại Guinea là cực kỳ nghiêm trọng, nhưng chưa tới mức độ là một cơn dịch. Số liệu mới nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho thấy 80 người đã chết trong số 122 ca bệnh bị nghi là Ebola tại Guinea. Thông tín viên Lisa Sclein tường thuật từ trụ sở của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ở Geneve.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới đang tìm cách trấn tĩnh tình trạng hoảng hốt tại một số khu vực về tính cách nghiêm trọng của vụ bộc phát bệnh Ebola tại quốc gia Guinea ở Tây Phi. Tổ chức này bác bỏ những tuyên bố của tổ chức trợ giúp y tế Bác Sĩ Không Biên Giới nói rằng vụ bộc phát bệnh này là “chưa từng có từ trước tới nay.”
Phát ngôn nhân của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Gregory Hartl, nói rằng đã từng có những vụ bộc phát bệnh Ebola lớn hơn được ghi nhận tại Uganda và Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Ông nói rằng, vụ bộc phát bệnh tại Guinea là tương đối nhỏ so với vụ bộc phát bệnh xảy ra tại Uganda trong năm 2000 và 2001, đã nhiễm bệnh cho hơn 400 người.
Bốn ca bệnh này đã được báo cáo tại thủ đô Guinea Conakry, nhưng ông Hartl nói rằng không phải là chuyện bất thường khi có các ca bệnh tại những thành phố thủ đô. Ông nói:
“Tại Gabon trong thập niên1990, tôi tin rằng có những ca bệnh tại Libreville. Cùng cái khái niệm là khi một người nào đó bị nhiễm tại một nơi khác và tới Libreville bởi vì căn bản là các cơ sở y tế ở đó khá hơn tại những nơi khác. Nguồn lây nhiễm vẫn còn có tính cách địa phương tại miền đông nam Guinea. Như vậy, đối với chúng tôi việc này phù hợp với mô hình của tất cả các vụ bộc phát Ebola trước đây.”
Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng chứng bệnh này chưa lây lan sang các nước khác.
Tổ chức này nói 7 ca bệnh bị nghi là Ebola, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại nước láng giềng Liberia đã xảy ra trong số những người Liberia du hành tới Guinea và đã lây lan ở đó. Tổ chức này nói rằng kết quả tất cả các trắc nghiệm tại nhiều phòng thí nghiệm ở Sierra Leone đã có kết quả âm tính.
Ebola lây truyền qua máu và các dịch chất một người bị nhiễm bệnh. Bệnh này cũng có thể lây truyền bằng cách xử lý các xác người bị nhiễm bệnh. Các con dơi và khỉ là nguồn đầu tiên của việc lây nhiễm.
Ông Hartl nói rằng, điều thiết yếu là chặn đứng con đường truyền bệnh.
“Đây là vấn đề kiểm soát lây nhiễm tại các bệnh viện. Đây là vấn đề kiểm soát lây truyền giữa người và người, những người có thể bị nhiễm mà không biết họ đã bị nhiễm và không tới bệnh viện. Vì thế, hai điều quan trọng nhất là những gì chúng ta làm tại các bệnh viện và phương cách chúng ta theo dõi các cuộc tiếp xúc.”
Nhà chức trách tại Senegal đã đóng cửa biên giới trên bộ với Guinea để ngăn ngừa sự lây lan Ebola vào nước họ. Ông Hartl đã nói với đài VOA rằng Tổ Chức Y Tế Thế Giới không khuyến cáo việc hạn chế du hành, mà ông nói là không có lý do chính đáng.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới đang tìm cách trấn tĩnh tình trạng hoảng hốt tại một số khu vực về tính cách nghiêm trọng của vụ bộc phát bệnh Ebola tại quốc gia Guinea ở Tây Phi. Tổ chức này bác bỏ những tuyên bố của tổ chức trợ giúp y tế Bác Sĩ Không Biên Giới nói rằng vụ bộc phát bệnh này là “chưa từng có từ trước tới nay.”
Phát ngôn nhân của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Gregory Hartl, nói rằng đã từng có những vụ bộc phát bệnh Ebola lớn hơn được ghi nhận tại Uganda và Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Ông nói rằng, vụ bộc phát bệnh tại Guinea là tương đối nhỏ so với vụ bộc phát bệnh xảy ra tại Uganda trong năm 2000 và 2001, đã nhiễm bệnh cho hơn 400 người.
Bốn ca bệnh này đã được báo cáo tại thủ đô Guinea Conakry, nhưng ông Hartl nói rằng không phải là chuyện bất thường khi có các ca bệnh tại những thành phố thủ đô. Ông nói:
“Tại Gabon trong thập niên1990, tôi tin rằng có những ca bệnh tại Libreville. Cùng cái khái niệm là khi một người nào đó bị nhiễm tại một nơi khác và tới Libreville bởi vì căn bản là các cơ sở y tế ở đó khá hơn tại những nơi khác. Nguồn lây nhiễm vẫn còn có tính cách địa phương tại miền đông nam Guinea. Như vậy, đối với chúng tôi việc này phù hợp với mô hình của tất cả các vụ bộc phát Ebola trước đây.”
Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng chứng bệnh này chưa lây lan sang các nước khác.
Tổ chức này nói 7 ca bệnh bị nghi là Ebola, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại nước láng giềng Liberia đã xảy ra trong số những người Liberia du hành tới Guinea và đã lây lan ở đó. Tổ chức này nói rằng kết quả tất cả các trắc nghiệm tại nhiều phòng thí nghiệm ở Sierra Leone đã có kết quả âm tính.
Ebola lây truyền qua máu và các dịch chất một người bị nhiễm bệnh. Bệnh này cũng có thể lây truyền bằng cách xử lý các xác người bị nhiễm bệnh. Các con dơi và khỉ là nguồn đầu tiên của việc lây nhiễm.
Ông Hartl nói rằng, điều thiết yếu là chặn đứng con đường truyền bệnh.
“Đây là vấn đề kiểm soát lây nhiễm tại các bệnh viện. Đây là vấn đề kiểm soát lây truyền giữa người và người, những người có thể bị nhiễm mà không biết họ đã bị nhiễm và không tới bệnh viện. Vì thế, hai điều quan trọng nhất là những gì chúng ta làm tại các bệnh viện và phương cách chúng ta theo dõi các cuộc tiếp xúc.”
Nhà chức trách tại Senegal đã đóng cửa biên giới trên bộ với Guinea để ngăn ngừa sự lây lan Ebola vào nước họ. Ông Hartl đã nói với đài VOA rằng Tổ Chức Y Tế Thế Giới không khuyến cáo việc hạn chế du hành, mà ông nói là không có lý do chính đáng.