Việt Nam đã ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc tràn ra khắp nước sau khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng biển có tranh chấp. Nhưng giới hữu trách chưa từ bỏ sự chống đối nhắm vào hoạt động của Trung Quốc, và đã phái tàu đến quấy nhiễu công tác khoan dầu, cứu xét việc kiện trước tòa án quốc tế đòi giải quyết vụ tranh chấp và ve vãn các đồng minh trong khu vực như Philippin. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown ghi nhận chi tiết về chính sách ngoại giao nhiều rủi ro đằng sau nỗ lực này.
Trung Quốc đã làm khó Việt Nam trong tuần này qua việc gửi một “văn thư xác định lập trường” cho Liên Hiệp Quốc về hoạt động của giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ đôla trong một phần của Biển Ðông mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền.
Trung Quốc tố cáo Việt Nam là đâm vào tàu thuyền của họ, cử người nhái và “các điệp viên dưới nước” vào vùng hải phận mà họ nói không thể tranh cãi được là của Trung Quốc.
Trung Quốc luôn chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào các vụ tranh chấp giữa các nước cùng đòi chủ quyền vùng Biển Ðông, nhưng biến chuyển này có thể đặt Việt Nam vào thế khó xử, theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Giáo sư Thayer nhận định:
“Phải chăng Trung Quốc tìm cách khiêu khích một cuộc tranh luận ở đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, khiến các nước phải đưa ra quyết định hoặc có hành động hoặc giữ im lặng? Tìm cách cô lập hóa Việt Nam thông qua việc buộc các nước quan tâm hơn về Trung Quốc phải im lặng bởi vì họ không muốn bị coi là đẩy ra chỗ công khai, như Brunei, chỉ tìm cách tránh né hay lẩn trốn.”
Việt Nam không thể cạnh tranh với sức mạnh của Trung Quốc và vẫn còn lệ thuộc nặng vào Bắc Kinh về giao thương. Việt Nam được cho là đang cứu xét đưa vụ việc ra trước tòa về vùng biển có tranh chấp, nhưng có thể phải mất nhiều năm để đưa vụ kiện ra trước một tòa án quốc tế.
Theo giáo sư Thayer, một chọn lựa có thể là lợi dụng sự thách thức của Philippines về tính hợp pháp của những khẳng định chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế ở La Haye. Ông nói tiếp:
“Ðường lối tốt nhất về mặt chính trị, nếu không thể hàn gắn được bang giao với Trung Quốc, là cùng với Philippines tìm cách tăng thêm sự khẳng định trong tư cách là một nước bạn của Philippines.”
Liên minh của Việt Nam với Philippines đã thể hiện một cách nhẹ nhàng hôm thứ hai khi nước này mở các cuộc đấu bóng đá, bóng chuyền và kéo co với thủy thủ trên một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa.
Trước đây, hai chính phủ sẽ e ngại tổ chức một sự kiện như thế, vì sợ rằng sẽ có vẻ như “câu kết” với nhau chống lại Trung Quốc, theo nhận định của ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích về an ninh ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii.
Tuy nhiên, mọi sự nay đã đi tới một điểm mà cả hai nước có thể tăng cường và bày tỏ tình đoàn kết.
Ông Vuving nói Việt Nam cũng có thể trông đợi sự ủng hộ từ bên ngoài khu vực:
“Ấn Ðộ ở cách xa nhưng cũng đã tỏ ý ủng hộ Việt Nam vì thế nhìn vào lợi ích cốt lõi của cả hai nước, tôi cho rằng các đồng minh vô tình này, nếu muốn dùng từ ấy, sẽ là Philippines, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Ðộ.”
Việt Nam đã tiến gần hơn về phía Hoa Kỳ ngay cả trước khi xảy ra vụ khủng hoảng về giàn khoan trong một “đường lối hòa giải liên tục để đối lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc,” theo nhận định của ông Vuving.
Nhưng bộ chính trị Việt Nam cũng chia rẽ về mức độ thân cận mà họ tiếp xúc với Washington. Một số không muốn cải cách chính trị, và một số khác đã đầu tư quyền lợi vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ông nhận định:
“Tôi nghĩ về cơ bản, nhưng người chủ trương cách tân muốn lại gần Hoa Kỳ hơn, không phải chỉ để bảo vệ lãnh thổ mà còn để cải cách kinh tế nữa. Nhưng ngay lúc này, thì phe này không có đại diện nhiều trong bộ chính trị.”
Trong khi đó, ngay trong nước Việt Nam đang chuẩn bị về lâu về dài. Hôm thứ hai, Quốc Hội đã thông qua một kế hoạch dự chi 760 triệu đôla để hỗ trợ cho ngư dân và đội tuần duyên.
Ngân khoản sẽ được dùng để mua thiết bị tuần tra và xây dựng tàu đánh cá ngoài khơi cho Ðội Tuần Duyên Việt Nam, cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam và ngư phủ.
Khoản này bao gồm việc xây dựng 3 ngàn tàu đánh cá bọc thép, theo ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Ngư nghiệp Việt Nam. Ðội tàu hiện nay khoảng 100 ngàn chiếc là tàu gỗ.
Ông Mưu nói các chính sách khai thác tài nguyên trong hải phận Việt Nam không phải là mới, nhưng vấn đề đã trở nên “nóng hơn” sau các hành động khiêu khích của Trung Quốc ngoài biển.
Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc là đâm vào tàu của họ trên 1 ngàn 400 lần, một lần khiến một tàu đánh cá bị chìm.
Bất chấp các mối nguy hiểm ngày càng nhiều, ông Mưu nói các tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động bình thường trên biển.
Trung Quốc đã làm khó Việt Nam trong tuần này qua việc gửi một “văn thư xác định lập trường” cho Liên Hiệp Quốc về hoạt động của giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ đôla trong một phần của Biển Ðông mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền.
Trung Quốc tố cáo Việt Nam là đâm vào tàu thuyền của họ, cử người nhái và “các điệp viên dưới nước” vào vùng hải phận mà họ nói không thể tranh cãi được là của Trung Quốc.
Trung Quốc luôn chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào các vụ tranh chấp giữa các nước cùng đòi chủ quyền vùng Biển Ðông, nhưng biến chuyển này có thể đặt Việt Nam vào thế khó xử, theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Giáo sư Thayer nhận định:
“Phải chăng Trung Quốc tìm cách khiêu khích một cuộc tranh luận ở đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, khiến các nước phải đưa ra quyết định hoặc có hành động hoặc giữ im lặng? Tìm cách cô lập hóa Việt Nam thông qua việc buộc các nước quan tâm hơn về Trung Quốc phải im lặng bởi vì họ không muốn bị coi là đẩy ra chỗ công khai, như Brunei, chỉ tìm cách tránh né hay lẩn trốn.”
Việt Nam không thể cạnh tranh với sức mạnh của Trung Quốc và vẫn còn lệ thuộc nặng vào Bắc Kinh về giao thương. Việt Nam được cho là đang cứu xét đưa vụ việc ra trước tòa về vùng biển có tranh chấp, nhưng có thể phải mất nhiều năm để đưa vụ kiện ra trước một tòa án quốc tế.
Theo giáo sư Thayer, một chọn lựa có thể là lợi dụng sự thách thức của Philippines về tính hợp pháp của những khẳng định chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế ở La Haye. Ông nói tiếp:
“Ðường lối tốt nhất về mặt chính trị, nếu không thể hàn gắn được bang giao với Trung Quốc, là cùng với Philippines tìm cách tăng thêm sự khẳng định trong tư cách là một nước bạn của Philippines.”
Liên minh của Việt Nam với Philippines đã thể hiện một cách nhẹ nhàng hôm thứ hai khi nước này mở các cuộc đấu bóng đá, bóng chuyền và kéo co với thủy thủ trên một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa.
Trước đây, hai chính phủ sẽ e ngại tổ chức một sự kiện như thế, vì sợ rằng sẽ có vẻ như “câu kết” với nhau chống lại Trung Quốc, theo nhận định của ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích về an ninh ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii.
Tuy nhiên, mọi sự nay đã đi tới một điểm mà cả hai nước có thể tăng cường và bày tỏ tình đoàn kết.
Ông Vuving nói Việt Nam cũng có thể trông đợi sự ủng hộ từ bên ngoài khu vực:
“Ấn Ðộ ở cách xa nhưng cũng đã tỏ ý ủng hộ Việt Nam vì thế nhìn vào lợi ích cốt lõi của cả hai nước, tôi cho rằng các đồng minh vô tình này, nếu muốn dùng từ ấy, sẽ là Philippines, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Ðộ.”
Việt Nam đã tiến gần hơn về phía Hoa Kỳ ngay cả trước khi xảy ra vụ khủng hoảng về giàn khoan trong một “đường lối hòa giải liên tục để đối lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc,” theo nhận định của ông Vuving.
Nhưng bộ chính trị Việt Nam cũng chia rẽ về mức độ thân cận mà họ tiếp xúc với Washington. Một số không muốn cải cách chính trị, và một số khác đã đầu tư quyền lợi vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ông nhận định:
“Tôi nghĩ về cơ bản, nhưng người chủ trương cách tân muốn lại gần Hoa Kỳ hơn, không phải chỉ để bảo vệ lãnh thổ mà còn để cải cách kinh tế nữa. Nhưng ngay lúc này, thì phe này không có đại diện nhiều trong bộ chính trị.”
Trong khi đó, ngay trong nước Việt Nam đang chuẩn bị về lâu về dài. Hôm thứ hai, Quốc Hội đã thông qua một kế hoạch dự chi 760 triệu đôla để hỗ trợ cho ngư dân và đội tuần duyên.
Ngân khoản sẽ được dùng để mua thiết bị tuần tra và xây dựng tàu đánh cá ngoài khơi cho Ðội Tuần Duyên Việt Nam, cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam và ngư phủ.
Khoản này bao gồm việc xây dựng 3 ngàn tàu đánh cá bọc thép, theo ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Ngư nghiệp Việt Nam. Ðội tàu hiện nay khoảng 100 ngàn chiếc là tàu gỗ.
Ông Mưu nói các chính sách khai thác tài nguyên trong hải phận Việt Nam không phải là mới, nhưng vấn đề đã trở nên “nóng hơn” sau các hành động khiêu khích của Trung Quốc ngoài biển.
Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc là đâm vào tàu của họ trên 1 ngàn 400 lần, một lần khiến một tàu đánh cá bị chìm.
Bất chấp các mối nguy hiểm ngày càng nhiều, ông Mưu nói các tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động bình thường trên biển.