Đường dẫn truy cập

Virus corona làm căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc với châu Á


Các nhân viên chính phủ phát khẩu trang phòng chống virus corona miễn phí tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/2/2020.R
Các nhân viên chính phủ phát khẩu trang phòng chống virus corona miễn phí tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/2/2020.R

Các chính phủ châu Á vốn có các quan hệ căng thẳng trong lịch sử với Trung Quốc, từ Nhật Bản đến Việt Nam, đang đối mặt với những áp lực trong nước đòi có thêm những biện pháp chống lại virus corona mới gây chết người này, giữa những lo ngại là Trung Quốc có thể xử lý vô trách nhiệm vụ bùng phát này.

Giới phân tích chính trị cho rằng những nghi ngờ là các giới chức Trung Quốc không báo cáo đầy đủ những ca lây nhiễm virus corona để đảm bảo ổn định xã hội đặc biệt tác động sâu sắc đến các nước láng giềng muốn khoanh vùng dịch bệnh giữa những người nhập cảnh từ Trung Quốc mà thôi.

Hầu hết những ca lây nhiễm trên thế giới xảy ra tại Trung Quốc, nơi dịch bệnh này được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái tại thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc. Virus đã lan sang 6 nước khác tại châu Á.

Tranh chấp trên biển, đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và những vấn đề còn lại từ Thế Chiến Thứ Hai đã tăng thêm nghi ngờ đối với Trung Quốc, thách thức các chính phủ châu Á giải quyết những lo ngại của công dân các nước này, giới phân tích nói.

“Nếu Trung Quốc tiếp tục hành xử như trong quá khứ, theo tôi, sẽ có nhiều rạn nứt hơn trong tương lai,” Alex Chiang, phó giáo sư về chính trị quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Bắc, nhận định.

‘Hành xử như trong quá khứ’ chủ yếu muốn nhắc tới vụ bùng phát bệnh SARS năm 2003. Các giới chức Trung Quốc lúc đầu báo cáo con số thấp dù những báo cáo không chính thức cho thấy những trường hợp quá tải. Tháng trước tại Vũ Hán, tiếp sau việc công bố ca nhiễm đầu tiên về virus corona, cảnh sát bắt giữ 8 người bị nghi là phát tán những tin đồn.

Thông tin chính xác là chìa khoá

Các nước láng giềng muốn sự thật để có thể điều chỉnh việc hạn chế du hành hoặc quá nhẹ hay quá khắc nghiệt, các nhà phân tích trong vùng nói. Kiểm soát không chặt chẽ có thể mang đến kết quả là làm cho các giới chức y tế địa phương quá tải nếu những người Trung Quốc đến mang theo virus, trong khi kiểm soát chặt chẽ quá có thể đe dọa đến các mối quan hệ thương mại và du lịch với nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Không còn dè dặt gì nữa

Nhật Bản đợi đến sau những ngày nghỉ Tết Âm lịch vào cuối tháng 1 mới tăng cường kiểm soát người Trung Quốc đến nước này vì muốn tỏ ra lịch sự trước chuyến đi thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Jeffrey Kingston, giảng viên lịch sử tại chi nhánh Trường đại học Temple ở Nhật, nói. Tuy nhiên vụ bùng phát kéo dài lâu có thể ngăn chặn việc tham dự Thế vận hội mùa Hè 2020 tại Tokyo, một số giới chức lo ngại.

“Bây giờ thanh lọc mạnh hơn và họ tra hỏi xuất xứ của hành khách, đưa đi cách ly những hành khách có triệu chứng bệnh, cấm nhập cảnh những người từ Vũ Hán, nhưng chính phủ Nhật đang bị nhiều áp lực từ Quốc hội vì Quốc hội cho rằng đã khá trễ,” ông Kingston nhận xét.

Nhật Bản và Trung Quốc tìm cách hòa hảo vì những vấn đề từ Thế Chiến Thứ Hai xuất phát từ việc Bắc Kinh cho là Tokyo chưa xin lỗi thỏa đáng về việc xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc.

Tại Việt Nam, các giới chức di trú tại những cửa khẩu xa xôi với Trung Quốc đã ngăn không cho nhập cảnh những người nào mà trong hộ chiếu có dấu visa chứng tỏ họ đã từng sang Trung Quốc, dù việc này đi ngược lại chính sách chính thức. Việt Nam xác nhận có 13 ca lây nhiễm virus corona. Mặt khác Việt Nam còn tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên biển và hai nước đã có chiến tranh biên giới vào những năm 1970.

Chớ sợ hãi

Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte yêu cầu người dân “ngưng sợ hãi Trung Quốc” sau khi nước ông báo cáo một ca tử vong đầu tiên vì virus corona bên ngoài Trung Quốc, tờ Manila Bulletin cho biết.

Nhiều người Philippines bất bình với Bắc Kinh vì đã thách thức chủ quyền của Manila về một đảo nhỏ tại Biển Đông kể từ năm 2012.

Một độc giả bình luận trên trang mạng tin tức Inquirer.net của Philippinies rằng sợ để cảnh giác cũng đúng thôi.

Vào năm 2016, ông Duterte làm người dân Philippines ngạc nhiên khi ông thân thiện với Trung Quốc. Người dân thúc đẩy chính phủ Duterte có một lập trường cứng rắn hơn vào lúc công dân Trung Quốc ồ ạt vào Philippines để làm việc và du lịch, bà Maria Ela Atienza, giáo sư chính trị học tại Trường đại học Philippines Diliman, nói.

Trong lúc virus đang lan tràn, bà nói, “một số người tìm cách liên kết các vấn đề này lại với nhau.”

Đài Loan và WHO

Tại Đài Loan, phân nửa số dân tại Đài Bắc mang khẩu trang khi ra đường dù rằng có hướng dẫn chính thức tiết kiệm vật phẩm khan hiếm khi đến những nơi đông đúc.

16 người đã lâm bệnh tại Đài Loan, và những người mang khẩu trang nói họ lo ngại về sự gia tăng lây nhiễm. Các giới chức Đài Loan tháng này lặp lại lời kêu gọi được gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới, tổ chức đang giúp kiểm soát dịch bệnh bùng phát toàn cầu, bất chấp việc Trung Quốc từ chối không cho Đài Loan gia nhập WHO.

XS
SM
MD
LG