Đường dẫn truy cập

'virus cộng sản' vẫn di căn trong não trạng Putin và cựu đảng viên CS?


TT Nga, Vladimir Putin.
TT Nga, Vladimir Putin.

Thiện Ý


Theo tin hãng thông tấn Reuters, Hạ viện Nga hôm 11/3 đã bỏ phiếu thông qua thay đổi hiến pháp, mở đường cho ông Vladimir Vladimirovich Putin tái tranh cử vào năm 2024 khi mãn nhiệm kỳ thứ tư, và nhiều khả năng ông sẽ tại vị cho tới năm 2036.

Viện Duma quốc gia (Hạ viện Nga) với 450 thành viên đã có 383 nhà lập pháp bỏ phiếu ủng hộ, không có ai bỏ phiếu chống, nhưng có 43 bỏ phiếu trắng và 24 người vắng mặt. Nếu kết quả này được Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) thông qua, và được ủng hộ trong một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý toàn quốc vào tháng Tư năm nay, thay đổi này sẽ cho phép ông Putin phục vụ thêm hai nhiệm kỳ nữa, mỗi nhiệm kỳ là sáu năm.

Như vậy là chỉ một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước Hạ viện Quốc Hội ở Moscow vào ngày 10/3/2020, đề xuất thay đổi hiến pháp, cho phép duy trì quyền lực cho ông ta đến năm 2036 có thể coi như đã toại nguyện (các thủ tục theo Hiến pháp chỉ là hình thức kết quả có thể biết trước), giữa lúc đại dịch Virus Corona mang tính toàn cầu đang tiến đến đỉnh cao. Sự thể này khiến chúng tôi liên tưởng độc tài cộng sản ví như một loại virus chính trị, “Virus Cộng sản” (Communits-Virus), với căn tính lãnh tụ bám quyền lực lâu dài, dùng mọi thủ đoạn chính trị và biện pháp trấn áp đối lập để duy trì quyền thống trị cho đảng cầm quyền. Và như thế nó vẫn còn di căn ít nhiều trong não trạng của Putin cũng như các cựu đảng viên cộng sản Nga và các nước cộng sản đã tiêu vong bản thể hay sụp đổ (Như Tổng Bí thứ Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam quá tuổi về hưu nhưng dường như lưu luyến ngai Tổng Tịch; hay Thủ tướng Hunsen và đảng cầm quyền ở Kampuchia…), dù chế độc tài đảng trị cộng sản Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-Viết (Gọi tắt là Liên Xô) đã cáo chung và chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị 29 năm rồi (1991-2020).

Riêng ông Putin, nguyên là một cựu chỉ huy cơ quan an ninh mật vụ KGB Nga thời Liên Xô, năm nay 67 tuổi, thì đã dùng thủ đoạn chính trị qua mặt hiến pháp Cộng hòa Liên Bang Nga để nắm quyền qua bốn nhiệm kỳ tổng thống và cũng đã từng giữ vai trò thủ tướng (lùi một bước, tiến hai, bốn bước…). Ông đã thống trị bối cảnh chính trị của Nga trong hai thập niên qua. Nay, sau khi được đa số đồng đảng là Đảng Nước Nga Thống nhất ở Quốc hội Nga giúp ông cơ hội nắm quyền đến năm 2036, khi đó ông đã 83 tuổi và như thế đã đứng đầu chính trường Nga trong 36 năm.

Mặc dầu ông Putin không nói rõ tham vọng của mình là gì sau ngày dự kiến phải rời bỏ chức vụ, nhưng ông nói ông không ủng hộ truyền thống của các lãnh đạo thời Liên Xô là nắm quyền cho đến chết. Tuy nhiên, dù không nắm quyền cho đến chết như các lãnh tụ CS Nga cũng như tại các nước cộng sản trước đây, thì sự nắm quyền lâu dài như thế của ông Putin cũng đã là mối đe doa nền dân chủ pháp trị Nga được thiết định 29 năm qua. Vả lại, dù không nắm quyền cho đến chết như các lãnh đạo cộng sản thời Liên Xô, nhưng hàng thập niên cầm quyền vừa qua dường như ông Putin vẫn còn bị (được?) di căn nhiều chứng tật của các lãnh tụ cộng sản này, là đã và đang lãnh đạo theo kiểu của các tiền bối cộng sản của mình. Vì thế đã có mối lo ngại rằng chế độ dân chủ pháp trị Nga đã và đang bị thử thách, có dấu hiệu biến tướng như là một chế độ độc tài cá nhân (sáng suốt) và đảng trị không cộng sản (Đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền của Putin), với lãnh tụ tối cao đầy quyền uy Vladimir Putin, còn ít nhiều di căn ‘Virus Cộng- sản’ và ‘Virus mật vụ KGB’trong não trạng. Vì thế, Tổng thống Vladimir Putin đã thể hiện cung cách người đứng đầu đảng cầm quyền gần giống như Tổng bí thư,lãnh tụ các đảng Cộng sản. Đồng thời sử dụng đảng của mình, lực lượng an ninh tình báo, quân đội, công an, tòa án, nhà tù như hững công cụ thống trị áp đảo, trấn áp các đảng đối lập , tiếng nói đối lập ‘một cách hợp pháp’ để bảo vệ chiếc ghế Tổng thống lâu dài,trong khung cảnh chế độ ‘Cộng hòa Liên bang Nga’ (vỏ bọc ngụy dân chủ?) hiện nay. Tất cả như để che đậy căn tính ‘độc tài đảng trị cộng sản’ còn di căn ít nhiều trong não trạng Putin (cựu trùm mật vụ KGB thời Nga cộng) và các đồng đảng của ông trong quốc hội Nga.

Hệ quả thực tế là, trong những năm cầm quyền của Tổng thống Vladimir Putin, các chính trị gia đối lập tự do hay trong các đảng phái đối lập đã sống trong bầu không khí sinh hoạt chính trị thiếu an toàn. Do phải gánh chịu nhiều biện pháp an ninh, trấn áp của các công cụ của ‘nền chuyên chính đảng trị, ngụy dân chủ’ để bảo vệ, duy trì ngôi vị Tổng thống lâu dài cho lãnh tụ Putin. Nhiều nhà đối lập đã bị bắt, cầm tù vì các tội danh mà ai cũng thấy có động cơ chính trị không trong sáng. Thành ra đã có sự e ngại, dè dặt trong các hoạt động đấu tranh dành chính quyền, thực hiện các quyền dân cử của giới chính trị gia đối lập ở Nga. Các chính trị gia đối lập không chỉ e ngại, dè dặt mà còn sợ hãi đến độ không giám công khai bày tỏ quan điểm chính trị, minh danh bỏ phiếu chống lại ý muốn của Putin trong các cơ quan dân cử.

Hạ viện Nga hôm 11/3 với 383 trên 450 thành viên quốc hội bỏ phiếu ủng hộ, không có dân biểu nào bỏ phiếu chống, chỉ có 43 dân biểu bỏ phiếu trắng và 24 dân biểu vắng mặt. Phải chăng đây là hiện tượng điển hình mới nhất cho thấy sự e ngại, dè dặt hay sợ hãi của các chính trị gia đối lập tại hạ viện Nga nói riêng và cả nước Nga mang danh Cộng hòa Liên bang Nga nói chung? Người ta tự hỏi, ông Vladimir Putin, cựu đảng viên cộng sản Nga, từng đứng đầu cơ quan mật vụ KGB, Tổng thống đương nhiệm, đã và đang đưa chế độ dân chủ pháp trị Nga ‘Cộng hòa Liên bang Nga’ đi về đâu? Chúng ta hãy chờ xem.

XS
SM
MD
LG