Việt Nam đang xem xét việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và nếu như vậy thì Việt Nam sẽ trở thành nước Châu Á đầu tiên thông qua luật này.
Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết họ sẽ xem xét để đưa ra quyết định về vấn đề này trong kế hoạch sửa đổi luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam cho rằng gần đây cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam có xu thế mở rộng, nhu cầu được kết hôn hoặc sống chung với nhau ngày càng tăng lên. Vì thế "xét về đảm bảo quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn của những người cùng giới tính cần được công nhận".
Một bài viết của hãng thông tấn AP cho biết giới ủng hộ cho người đồng tính ở Việt Nam đã rất ngạc nhiên về loan báo này, và cho rằng thậm chí nếu luật này không được Quốc hội thông qua, việc các giới chức chính phủ đề cập đến điều đó cũng đã là một thắng lợi.
Nhiều người cho rằng việc Việt Nam xem xét hợp thức hóa hôn nhân đồng tính là một điều đáng ngạc nhiên vì Việt Nam có thành tích nghèo nàn về nhân quyền, và thường xuyên bị các phương Tây chỉ trích vì đã sách nhiễu và bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến và những người tìm kiếm tự do tôn giáo.
Trong quá khứ, nhà nước coi tình dục đồng tính là một "tệ nạn xã hội" ngang tầm với tệ nạn mại dâm và nghiện ma túy.
Trên thế giới, chỉ có 11 quốc gia đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Đồng tính luyến ái bị coi là bất hợp pháp và bị trừng phạt bằng án tù ở nhiều nước tại Châu Á, đặc biệt là ở các nước Hồi giáo như Malaysia, Iran và Pakistan.
Tại Ấn Độ, đồng tính luyến ái chỉ được hợp pháp hóa từ năm 2009, trong khi hôn nhân đồng tính bị cấm. Trung Quốc hợp pháp hóa hoạt động tình dục đồng giới vào năm 1997 nhưng không cho phép hôn nhân đồng tính.
Nguồn: IBT, AP
Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết họ sẽ xem xét để đưa ra quyết định về vấn đề này trong kế hoạch sửa đổi luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam cho rằng gần đây cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam có xu thế mở rộng, nhu cầu được kết hôn hoặc sống chung với nhau ngày càng tăng lên. Vì thế "xét về đảm bảo quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn của những người cùng giới tính cần được công nhận".
Một bài viết của hãng thông tấn AP cho biết giới ủng hộ cho người đồng tính ở Việt Nam đã rất ngạc nhiên về loan báo này, và cho rằng thậm chí nếu luật này không được Quốc hội thông qua, việc các giới chức chính phủ đề cập đến điều đó cũng đã là một thắng lợi.
Nhiều người cho rằng việc Việt Nam xem xét hợp thức hóa hôn nhân đồng tính là một điều đáng ngạc nhiên vì Việt Nam có thành tích nghèo nàn về nhân quyền, và thường xuyên bị các phương Tây chỉ trích vì đã sách nhiễu và bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến và những người tìm kiếm tự do tôn giáo.
Trong quá khứ, nhà nước coi tình dục đồng tính là một "tệ nạn xã hội" ngang tầm với tệ nạn mại dâm và nghiện ma túy.
Trên thế giới, chỉ có 11 quốc gia đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Đồng tính luyến ái bị coi là bất hợp pháp và bị trừng phạt bằng án tù ở nhiều nước tại Châu Á, đặc biệt là ở các nước Hồi giáo như Malaysia, Iran và Pakistan.
Tại Ấn Độ, đồng tính luyến ái chỉ được hợp pháp hóa từ năm 2009, trong khi hôn nhân đồng tính bị cấm. Trung Quốc hợp pháp hóa hoạt động tình dục đồng giới vào năm 1997 nhưng không cho phép hôn nhân đồng tính.
Nguồn: IBT, AP