Đường dẫn truy cập

Việt Nam, Vedan chỉ trích lẫn nhau về việc bồi thường ô nhiễm


Azim Aghajani an Iranian citizen charge with orchestrating an illegal arms shipment into Nigeria that contained mortars and military-grade weapons, sits in the witness box at the Federal High Court in Lagos, Nigeria Wednesday, Feb. 16, 2011. The trial ove
Azim Aghajani an Iranian citizen charge with orchestrating an illegal arms shipment into Nigeria that contained mortars and military-grade weapons, sits in the witness box at the Federal High Court in Lagos, Nigeria Wednesday, Feb. 16, 2011. The trial ove

Công ty Vedan của Đài Loan và các giới chức chính phủ Việt Nam chỉ trích lẫn nhau sau khi không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường cho nông dân bị thiệt hại vì hoạt động gây ô nhiễm của công ty này ở sông Thị Vải.

Bản tin của hãng thông tấn Đức cho biết vụ án môi trường được nhiều người chú ý này đã kéo dài từ tháng 9 năm 2008, khi các nhân viên điều tra phát giác là công ty Vedan dùng ống ngầm để lén thải nước không qua xử lý vào sông Thị Vải.

Các cuộc thảo luận hôm thứ 3 giữa công ty Vedan và các giới chức của Viện Môi trường và Tài nguyên, đại diện cho các nông dân, đã không đạt được tiến bộ. Chính phủ nói rằng Vedan phải bồi thường 2,9 triệu đô la nhưng công ty này nói rằng mức bồi thường là 113.000 đô la.

Ông Hoàng Như Vinh, luật sư của Vedan, nói rằng lý do Vedan không chấp nhận khoản đền bù đó là phía Việt Nam đã không thực hiện những gì đã đồng ý tại hai cuộc họp trước đó hồi tháng 12 và tháng 1.

Ông Vinh cho hay tại các cuộc họp đó, chính phủ Việt Nam và Vedan đồng ý đền bù cho những thiệt hại dọc theo 12 kilomét của sông Thị Vải và 2,082 hécta đất nông nghiệp ở Sài Gòn và hai tỉnh Bà rịa-Vũng tàu và Đồng Nai.

Tuy nhiên, hôm thứ Ba, phía chính phủ đòi đền bù cho một diện tích lớn hơn, bao gồm 4.000 héc ta ở tỉnh Bà rịa-Vũng tàu, cao hơn con số 350 héc ta đã được thỏa thuận.

Ông Hoàng Minh Đảo, Cục trưởng Cục Môi trường cho biết chính phủ sẽ tiếp tục đòi Vedan đền bù thỏa đáng, và nếu công ty không làm như vậy, giới hữu trách sẽ có biện pháp cưỡng hành, như đóng cửa một số hoạt động của Vedan hoặc yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản của Vedan.

Luật sư Vinh cho rằng giới hữu trách không thể đóng cửa Vedan mà chỉ có tòa án mới có thể quyết định như vậy. Ông nói thêm rằng những hành động đe dọa là không thể chấp nhận được.

Từ giữa thập niên 1990 đến tháng 9 năm 2008, xưởng bột ngọt ngọt của Vedan ở Đồng Nai đã xả nước thải trái phép vào sông Thị Vải, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tôm cá trong vùng.

Nguồn: DPA, China Post

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG