Trung Quốc, Nga, Ả rập Xê-út và Việt Nam nằm trong số các nước ứng viên đang vận động để chiếm một ghế tại Hội đồng Nhân quyền, cơ quan theo dõi nhân quyền cao nhất của Liên Hiệp Quốc, mà không gặp phải sự cạnh tranh nào.
Tin của AP hôm qua nói rằng triển vọng này đã gây bất bình cho các tổ chức bênh vực nhân quyền độc lập.
VOA tường thuật rằng trong khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang chuẩn bị biểu quyết trong ngày hôm nay để bầu các thành viên mới, các tổ chức nhân quyền lên tiếng phản đối một số nước có thành tích xấu về nhân quyền.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ bầu 14 thành viên mới vào Hội đồng Nhân quyền gồm tất cả 47 ghế. Hội đồng có trụ sở đặt tại Geneve, có nhiệm vụ nêu bật sự chú ý của quốc tế và khiển trách các hành động vi phạm nhân quyền bằng cách phê chuẩn các nghị quyết trong những trường hợp mà hội đồng cho là cần thiết.
Hội đồng Nhân quyền có hàng chục giám sát viên đặc biệt để theo dõi các quốc gia có vấn đề về nhân quyền, và vấp phải một số vấn đề quan trọng khác, từ những vụ hành quyết cho tới các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch chỉ ra rằng trong 5 ứng viên muốn gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc, Nga, Ả rập Xê-út, Việt Nam và Algeria- trước đây đều đã từ chối, không cho phép các giám sát viên nhân quyền quốc tế đến thăm để điều tra các cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền diễn ra ở trong nước.
Hãng tin AP trích lời bà Peggy Hicks, Giám đốc cổ vũ cho nhân quyền toàn cầu của Human Rights Watch, nói rằng các nước không cho phép các chuyên gia Liên Hiệp Quốc do Hội đồng Nhân quyền bổ nhiệm tới điều tra, sẽ phải giải thích hành động của họ.
Các ghế trong hội đồng nhân quyền được dành riêng cho các khu vực, các nước trong khu vực sẽ tuyển chọn các nước ứng viên. Có lúc nhiều nước ứng viên cạnh tranh để được bầu vào hội đồng, nhưng đôi khi các ứng viên không gặp sự cạnh tranh nào, như trong trường hợp này. Tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có quyền biểu quyết.
4 nước Trung Quốc, quần đảo Maldives, Ả Rập Xê-út và Việt Nam thuộc Nhóm Châu Á, không gặp phải sự cạnh tranh nào trong cuộc vận động để giành 4 ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Cho tới tuần trước, Jordan cũng muốn tranh một ghế dành cho Châu Á, nhưng nước này đã rút lui, dọn đường cho Ả rập Xê-út chiếm một ghế tại hội đồng.
Bà Hicks nói rằng các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam phải trả lời những câu hỏi liên quan tới các vụ vi phạm nhân quyền tràn lan, kể cả các vụ bắt bớ giới hoạt động bênh vực nhân quyền ở trong nước. Theo bà các nước này phải bị áp lực phải cam kết sẽ thực hiện những tiến bộ trông thấy được khi vận động để được bầu vào Hội đồng Nhân quyền. Bà cho rằng nếu không bị tranh chấp, thì mục tiêu cao cả được đặt ra khi Hội đồng Nhân quyền được thành lập, đòi hỏi các thành viên phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về nhân quyền, chỉ là lời nói suông.
Tin của AP hôm qua nói rằng triển vọng này đã gây bất bình cho các tổ chức bênh vực nhân quyền độc lập.
VOA tường thuật rằng trong khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang chuẩn bị biểu quyết trong ngày hôm nay để bầu các thành viên mới, các tổ chức nhân quyền lên tiếng phản đối một số nước có thành tích xấu về nhân quyền.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ bầu 14 thành viên mới vào Hội đồng Nhân quyền gồm tất cả 47 ghế. Hội đồng có trụ sở đặt tại Geneve, có nhiệm vụ nêu bật sự chú ý của quốc tế và khiển trách các hành động vi phạm nhân quyền bằng cách phê chuẩn các nghị quyết trong những trường hợp mà hội đồng cho là cần thiết.
Hội đồng Nhân quyền có hàng chục giám sát viên đặc biệt để theo dõi các quốc gia có vấn đề về nhân quyền, và vấp phải một số vấn đề quan trọng khác, từ những vụ hành quyết cho tới các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch chỉ ra rằng trong 5 ứng viên muốn gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc, Nga, Ả rập Xê-út, Việt Nam và Algeria- trước đây đều đã từ chối, không cho phép các giám sát viên nhân quyền quốc tế đến thăm để điều tra các cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền diễn ra ở trong nước.
Hãng tin AP trích lời bà Peggy Hicks, Giám đốc cổ vũ cho nhân quyền toàn cầu của Human Rights Watch, nói rằng các nước không cho phép các chuyên gia Liên Hiệp Quốc do Hội đồng Nhân quyền bổ nhiệm tới điều tra, sẽ phải giải thích hành động của họ.
Các ghế trong hội đồng nhân quyền được dành riêng cho các khu vực, các nước trong khu vực sẽ tuyển chọn các nước ứng viên. Có lúc nhiều nước ứng viên cạnh tranh để được bầu vào hội đồng, nhưng đôi khi các ứng viên không gặp sự cạnh tranh nào, như trong trường hợp này. Tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có quyền biểu quyết.
4 nước Trung Quốc, quần đảo Maldives, Ả Rập Xê-út và Việt Nam thuộc Nhóm Châu Á, không gặp phải sự cạnh tranh nào trong cuộc vận động để giành 4 ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Cho tới tuần trước, Jordan cũng muốn tranh một ghế dành cho Châu Á, nhưng nước này đã rút lui, dọn đường cho Ả rập Xê-út chiếm một ghế tại hội đồng.
Bà Hicks nói rằng các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam phải trả lời những câu hỏi liên quan tới các vụ vi phạm nhân quyền tràn lan, kể cả các vụ bắt bớ giới hoạt động bênh vực nhân quyền ở trong nước. Theo bà các nước này phải bị áp lực phải cam kết sẽ thực hiện những tiến bộ trông thấy được khi vận động để được bầu vào Hội đồng Nhân quyền. Bà cho rằng nếu không bị tranh chấp, thì mục tiêu cao cả được đặt ra khi Hội đồng Nhân quyền được thành lập, đòi hỏi các thành viên phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về nhân quyền, chỉ là lời nói suông.