Việt Nam mới thông báo trì hoãn việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tới năm 2020 thay vì 2014 trong bối cảnh có nhiều quan ngại về vấn đề an toàn và vận hành.
Báo chí trong nước dẫn lời Thủ tướng Việt Nam nói rằng dự án điện hạt nhân sẽ hoãn thêm 6 năm nữa nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho dự án.
Ông Dũng được báo Tuổi Trẻ trích lời nói: "Việc khởi công xây dựng nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận có thể sẽ hoãn đến năm 2020 mới thực hiện. Làm điện nguyên tử phải đảm bảo an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.
Việt Nam trước đó có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, và dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020.
Mới đây, khi tới thăm Việt Nam, Tổng Giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế, IAEA, ông Yukiya Amano tuyên bố cơ quan này cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.
Ông Amano cho biết cơ quan ông sẽ phái các chuyên gia hàng đầu đến Việt Nam để thảo luận về các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, an toàn hạt nhân và những vấn đề khác.
Việt Nam từng có kế hoạch tới năm 2030 xây dựng 7 nhà máy điện hạt nhân, nhưng nhiều quan ngại được nêu ra sau khi xảy ra tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản.
Nguồn: Tuổi Trẻ, AP
Báo chí trong nước dẫn lời Thủ tướng Việt Nam nói rằng dự án điện hạt nhân sẽ hoãn thêm 6 năm nữa nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho dự án.
Ông Dũng được báo Tuổi Trẻ trích lời nói: "Việc khởi công xây dựng nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận có thể sẽ hoãn đến năm 2020 mới thực hiện. Làm điện nguyên tử phải đảm bảo an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.
Việt Nam trước đó có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, và dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020.
Mới đây, khi tới thăm Việt Nam, Tổng Giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế, IAEA, ông Yukiya Amano tuyên bố cơ quan này cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.
Ông Amano cho biết cơ quan ông sẽ phái các chuyên gia hàng đầu đến Việt Nam để thảo luận về các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, an toàn hạt nhân và những vấn đề khác.
Việt Nam từng có kế hoạch tới năm 2030 xây dựng 7 nhà máy điện hạt nhân, nhưng nhiều quan ngại được nêu ra sau khi xảy ra tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản.
Nguồn: Tuổi Trẻ, AP