Đường dẫn truy cập

Việt Nam động thổ xây tượng Hồ Chí Minh tại Phú Quốc với kinh phí 353 tỷ đồng


Các lãnh đạo và cựu lãnh đạo Việt Nam tham dự lễ động thổ xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh hôm 29/4/2022 tại Phú Quốc, Kiên Giang. Photo SGGP.
Các lãnh đạo và cựu lãnh đạo Việt Nam tham dự lễ động thổ xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh hôm 29/4/2022 tại Phú Quốc, Kiên Giang. Photo SGGP.

Hôm 29/4, một lễ động thổ long trọng diễn ra ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, để xây tượng đài cố Chủ tịch Hồ Chí Minh với kinh phí tổng cộng 353 tỷ đồng nhằm tôn vinh hình tượng lãnh tụ cộng sản của đất nước. Giới phân tích nêu nhận định với VOA rằng văn hóa xây tượng đài thật to như thế là đi ngược lại “tư tưởng Hồ Chí Minh”, ngược lại “phong cách đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng Cộng sản vẫn luôn luôn truyên truyền.

Tượng đài của ông Hồ, cao 18m, sử dụng chất liệu đồng, sẽ được dựng lên tại quảng trường trung tâm của thành phố đảo ngọc với quy mô 7,45 ha, nơi từng là sân bay Dương Đông cũ có từ thời Pháp thuộc. Dự án tượng đài Hồ Chí Minh tại Phú Quốc có tổng kinh phí đầu tư khoảng 353 tỷ đồng, trong đó vốn của Trung ương 200 tỷ đồng, phần còn lại do địa phương đóng góp, truyền thông Việt Nam loan tin.

Tin cho biết, dự án này được Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng chấp thuận, cho phép xây dựng nhằm mục đích “nâng cao vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng, tôn vinh hình tượng Bác Hồ và khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Dự kiến tượng của ông Hồ sẽ được khánh thành vào năm 2024, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của ông.

Lễ động thổ diễn ra với sự hiện diện của ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư; ông Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, và lãnh đạo chính quyền Kiên Giang.

Các tượng đài chục tỉ, trăm tỉ gây bất bình giữa đại dịch
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:25 0:00

Giới phê bình cho rằng việc xây tượng đài Hồ Chí Minh hàng trăm tỉ khắp nơi ở Việt Nam trong nỗ lực được cho là “củng cố chế độ”, đồng thời cũng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Mạc Văn Trang, người từng có trên 50 năm tuổi đảng và nghiên cứu về lý luận và tư tưởng Hồ Chí Minh, nêu nhận định với VOA về công trình xây dựng tượng đài cho cố lãnh tụ cộng sản:

“Nói chung tất cả công trình công cộng như thế thì đều có dấu hiệu tham nhũng. Người ta cố tình để tìm cách xây dựng những tượng đài.

“Thực ra khi còn sống, ông cụ Hồ không thích những tượng đài như thế. Như ông Tố Hữu nói: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng. Hơn tượng đồng phơi những lối mòn” để ca ngợi cụ Hồ sống giản dị, thanh cao, không thích hình thức lòe loẹt, phô trương.

“Cho nên xây những tượng đài như thế là trái với phong cách và lối sống của cụ Hồ. Thế mà họ cứ làm thật to, hoành tráng như thế, càng nhiều tiền thì càng có cơ hội bòn rút được gì đấy.

“Văn hóa xây tượng đài thật to là đi ngược lại “tư tưởng Hồ Chí Minh”, ngược lại “phong cách đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng này vẫn luôn luôn truyên truyền.”

Tại buổi lễ hôm 29/4, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình phát biểu: “Theo nguyện vọng, tình cảm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phú Quốc nhằm nâng cao vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng, tôn vinh hình tượng Bác Hồ kính yêu và khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Cũng tại Phú Quốc hôm 29/4, ông Thưởng và ông Đam đã cắt băng khánh thành đền thờ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Phú Quốc, công trình được khởi công vào ngày cuối năm 2021 với tổng mức đầu tư gần 44 tỷ đồng.

Vào tháng 6/2020, tượng đài Hồ Chí Minh cao 5,4m với kinh phí hơn 120 tỷ đồng được khánh thành tại trung tâm thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Một năm trước đó, một tượng tương tự được đúc bằng đồng, cao 7,9 m, với kinh phí 200 tỷ đồng được ra mắt tại tỉnh Sơn La.

VOA Express

XS
SM
MD
LG