Đường dẫn truy cập

Việt Nam đã sẵn sàng 'giải quyết khủng hoảng Mỹ - Iran'?


Chân dung Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei.
Chân dung Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei.

Ngoài việc đưa ra cảnh báo cho công dân Việt Nam về khả năng “bùng phát chiến sự” ở Trung Đông, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra phản ứng chính thức cho thấy lập trường của Hà Nội về căng thẳng Mỹ - Iran. Các nhà quan sát nhận định rằng Hà Nội “đăng gặp khó khăn” trên chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng 1, trong khi vẫn phải “thận trọng” trong mọi phát ngôn vì một mặt phải giữ gìn “đối tác đáng tin cậy” với Tehran, một mặt phải làm sâu sắc hơn “đối tác toàn diện” với Washington.

Cho đến chiều ngày 08/01, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa chính thức đưa ra bất kỳ phản ứng gì sau khi Iran phóng rocket vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, đáp trả việc Hoa Kỳ phóng tên lửa khiến tướng Iran Qassem Soleimani thiệt mạng hôm 04/01. Tuy nhiên, các cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Đông phát biểu với báo chí trong nước chỉ trích hành động “liều lĩnh, thiếu thận trọng” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

“Hành động của ông Trump vô cùng liều lĩnh, một bước phiêu lưu mạo hiểm gần như chắc chắn sẽ đẩy cao căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Iran cũng như khiến quan hệ Mỹ - Iraq gặp thử thách,” ông Nguyễn Quang Khai, cựu đại sứ Việt Nam tại Iran, Iraq, chuyên gia hàng đầu về Trung Đông, nói với Zing.

Hành động của ông Trump vô cùng liều lĩnh, một bước phiêu lưu mạo hiểm gần như chắc chắn sẽ đẩy cao căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Iran.
Đại sứ Việt Nam Nguyễn Quang Khai


“Như nhiều lần trước đây, có lẽ ông Trump đã bốc đồng, hành động mà không tính đến hậu quả,” ông Khai nhận định.

Trang Zing dẫn bình luận trên mạng xã hội của ông Nguyễn Hồng Thạch, cựu đại sứ Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria, nói quyết định tấn công của Tổng thống Trump “là khá vội vàng, nếu không nói là thiếu cẩn trọng,” nếu đặt các sự kiện bên cạnh nhau.

Cho đến tối ngày 8/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi yêu cầu bình luận của VOA Tiếng Việt.

Tên lửa của Iran nhằm vào căn cứ của Mỹ ở Iraq sáng sớm ngày 08/01/2020.
Tên lửa của Iran nhằm vào căn cứ của Mỹ ở Iraq sáng sớm ngày 08/01/2020.

Nhận định về phản ứng của Việt Nam trước căng thẳng quân sự Mỹ - Iran hiện nay, nhà báo Võ Văn Tạo, nói với VOA rằng dường như lần này Hà Nội “thận trọng” và “khôn ngoan hơn” so phát ngôn vào năm 2003 khi Hoa Kỳ bắt đầu tấn công Iraq và triệt hạ Tổng thống Saddam Hussein. Ông nói khi ấy phát ngôn của Việt Nam “bị hớ” vì cho rằng Hoa Kỳ sẽ “sa lầy và thua trận” ở Iraq.

Ông Võ Văn Tạo đưa ra nhận xét:

“Mấy hôm vừa rồi thì Việt Nam chưa phạm sai lầm như trong quá khứ, lần này các phát ngôn sẽ có vẻ thận trọng hơn. Tuy rằng trên báo chí, Việt Nam vẫn dùng những từ không thiện cảm cho phía Hoa Kỳ trong việc loại bỏ tướng trùm khủng bố Soleimani.

Việt Nam vẫn dùng những từ không thiện cảm cho phía Hoa Kỳ trong việc loại bỏ tướng trùm khủng bố Soleimani.
Nhà báo tự do Võ Văn Tạo


“Tôi không gọi đó là hành vi ám sát hay sát hại như báo chí Việt Nam, mà phần đông nói như thế. Tôi gọi đó là hành động tiêu diệt, loại trừ kẻ khủng bố nguy hiểm cho khu vực và nhân loại.”

Viết trên Facebook hôm 08/01, nhà nghiên cứu Nhân Tuấn Trương ở Pháp, nhận định: “Bây giờ Việt Nam đang đứng trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA), dầu chỉ là "chủ tịch luân phiên", giới hạn trong tháng giêng năm 2020. Nhưng qua các biến cố vừa xảy ra giữa đại cường Mỹ và Iraq, Iran, ta thấy thách thức cho Việt Nam không hề nhỏ.”

Trước đó, hôm 03/01, Đại sứ Việt Nam Đặng Đình Qúy đã tuyên thệ đảm nhận chức Chủ tịch HĐBA và giới thiệu chương trình nghị sự của Việt Nam, bao gồm bảo đảm việc tuân thủ Hiến chương LHQ và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương như đã được HĐBA thông qua.

“Việc tổng thống Trump ra lệnh giết tướng Soleimani của Iran trên đất Iraq, rõ ràng là một hành vi vi phạm Hiến chương LHQ,” ông Nhân Tuấn Trương viết.

“Việt Nam còn sẽ “nhức đầu” vì ngoại trưởng Iran sẽ không thể tới New York để tham dự các cuộc họp của HĐBA, đơn giản vì bị chính quyền Mỹ không cấp visa.”

Chuyên gia này đặt nghi vấn: “Việt Nam có thể đứng ra hòa giải giữa xung đột về “an ninh quốc gia,” mà Mỹ thường nại ra để cấm visa cho các nhà ngoại giao thuộc các quốc gia thù nghịch, với các quyền "ưu đãi và đặc miễn" cho các nhà ngoại giao mà Hiến chương đã qui định hay không?.

Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Qúy tại cuộc họp báo hôm 3/1/2020.
Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Qúy tại cuộc họp báo hôm 3/1/2020.

Cũng hôm 03/01, Đại sứ Iran tại LHQ Majid Takht Ravanchi đã gửi thư cho Tổng Thư ký LHQ và Chủ tịch HĐBA Đặng Đình Qúy khẳng định Tehran “có quyền sử dụng vũ lực để tự vệ theo luật pháp quốc tế cũng như Hiến chương LHQ.”

“Đó (vụ sát hại Soleimani) là hành vi tội phạm cấu thành sự vi phạm trắng trợn các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó bao gồm cụ thể là Hiến chương LHQ,” bức thư của Đại sứ Ravanchi có đoạn.

Trong khi đó, các quan chức chính quyền Tổng thống Trump khẳng định vụ sát hại tướng Soleimani là nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công do Iran hậu thuẫn nhắm vào công dân Mỹ tại Trung Đông.

Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 01/2020: "Cơ hội vàng” phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.
Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh


Hôm 8/1, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh có bài xã luận cho TTXVN có nhan đề “Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 01/2020: “Cơ hội vàng” phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.”

Hôm 8/1, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh có bài xã luận cho TTXVN có nhan đề “Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 01/2020: “Cơ hội vàng” phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.”
Hôm 8/1, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh có bài xã luận cho TTXVN có nhan đề “Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 01/2020: “Cơ hội vàng” phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.”

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) nhận định rằng “Việt Nam đóng vai trò giải quyết khủng hoảng Mỹ - Iran,” trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ ngay trong tháng 1/2020.

“Ngay trong ngày đầu tiên, Việt Nam đã phải đóng vai trò giải quyết khủng hoảng vùng Vịnh sau vụ máy bay Mỹ bắn tên lửa sát hại tướng Iran tại Iraq vi phạm vùng trời Iraq,” ông Nguyễn Hồng Thao, cựu Đại sứ VN tại Kuwai, viết trên báo PLO hôm 6/1 trong bài có tựa đề “Việt Nam vào nghị trường quốc tế khi thế nước đang lên.”

Việt Nam đã phải đóng vai trò giải quyết khủng hoảng vùng Vịnh sau vụ máy bay Mỹ bắn tên lửa sát hại tướng Iran tại Iraq.
Đại sứ Nguyễn Hoàng Thao


Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lần đầu tiên lên tiếng về căng thẳng giữa Mỹ và Iran sau vụ Hoa Kỳ triệt hạ tướng Qassem Soleimani ở Iraq, cho rằng “khả năng bùng phát chiến sự trên quy mô lớn là không thể loại trừ.”

“Tình hình an ninh khu vực Trung Đông đang diễn biến theo chiều hướng xấu do các hoạt động quân sự trả đũa lẫn nhau giữa Iran và Hoa Kỳ”, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong một thông cáo hôm 8/1, đúng ngày các lực lượng Iran bắn tên lửa vào các căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq để trả đũa cho vụ giết nhân vật được coi là quyền lực thứ hai ở Iran.

Trong buổi tiếp Đại sứ Iran tại Việt Nam Saleh Adibi hôm 03/01/2020, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, nhấn mạnh: “Việt Nam và Iran tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương quốc tế.”

Việt Nam có mối quan hệ “hữu nghị sâu sắc” với Cộng hòa Hồi giáo Iran trong suốt hơn 45 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Đương kim Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người tuyên bố sẵn sàng chiến tranh toàn diện với Mỹ, từng thăm chính thức Việt Nam vào tháng 10/2016 để thắt chặt mối quan hệ Việt Nam – Iran “ngày càng đi vào chiều sâu.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG