Bản tin điện tử của Christian Science Monitor ngày 13/9 cho hay tình trạng bất ổn về giá cả lao động tại Trung Quốc gần đây đã khiến các nhà sản xuất giá rẻ mở rộng hoạt động tại các quốc gia có mức giá thấp hơn như Việt Nam.
Giới phân tích viện dẫn các cuộc đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc liên tục xảy ra trong thời gian gần đây đã khiến các doanh nghiệp dần chú ý tới thị trường lân cận là Việt Nam.
Một ví dụ điển hình được đưa ra là Hoa Kỳ hiện đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam hồi năm ngoái. Riêng lĩnh vực xuất khẩu dệt may của Việt Nam, hiện có 1,7 triệu lao động, đã tăng 17% trong 7 tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên theo các kinh tế gia, Việt Nam chưa hẳn hưởng được ưu thế về giá nhân công rẻ trước thực trạng giá lao động tăng tại nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
Các nhà kinh tế cho rằng dù có giá lao động rẻ hơn Trung Quốc 2/3, nhưng ngành công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển, sự quản lý kém hiệu quả, và thiếu lao động có tay nghề.
Ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhận định giữ giá nhân công rẻ chỉ là một yếu tố thu hút đầu tư, nhưng ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài còn nhắm tới các điều kiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, như cầu cảng và điện lực.
Nguồn: SMonitor.com, The Wall Street Journal
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1