Việt Nam giữ nguyên bản án phạt tù hai nhà hoạt động bênh vực nhân quyền, bác bỏ đơn kháng án của họ đối với bản án tù về tội tuyên truyền chống phá nhà nước.
Trích dẫn một nguồn tin pháp lý xin được dấu tên, bản tin hôm nay của Pháp Tấn Xã nói rằng sau một phiên tòa kéo dài nửa ngày, Tòa án Nhân Dân tỉnh Nghệ An đã ra phán quyết y án đối với bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn.
Bà Hồ thị Bích Khương, một blogger 44 tuổi, bị xử 5 năm tù giam và sau đó là 3 năm quản thúc tại gia, vì vi phạm điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam trong một phiên xử sơ thẩm hồi tháng 12 năm ngoái.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói bà bị phạt tù vì đã trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, với nội dung bị chính quyền cho là phê phán chính phủ, và vì đã viết, tàng trữ và phát tán các tài liệu bị coi là chống nhà nước.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, 40 tuổi, bị phạt 2 năm tù và 2 năm quản chế.
Các tổ chức bênh vực nhân quyền nói rằng các phán quyết vừa kể nằm trong khuôn khổ một chiến dịch của chế độ độc tài ở Việt Nam, nhằm bịt miệng giới bất đồng chính kiến. Họ nói rằng từ năm 2009, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phát động một chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận, trong bối cảnh đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát chặt chẽ báo chí và mạnh mẽ đàn áp bất cứ dấu hiệu bất đồng nào, trong khi ngày càng gia tăng việc kiểm soát Internet.
Bà Hồ thị Bích Khương và Mục sư Tôn bị bắt giữ ngày 15 tháng 11 năm ngoái. Truyền thông nhà nước lúc đó loan tin lý do bị bắt là vì họ “đã tàng trữ tài liệu, viết bài bêu xấu Đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa.”
Bà Hồ thị Bích Khương còn bị tố cáo là đã trả lời phỏng vấn của các báo đài nước ngoài, với nội dung phê phán nhà nước, phát tán các bài phỏng vấn này lên internet, và cáo buộc là có chân trong nhiều tổ chức đấu tranh nhân quyền có liên hệ với những thành phần bị nhà nước Việt Nam mô tả là “phản động”.
Ông Phil Robertson, phó Giám đốc đặc trách Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng đây là lần thứ 3 trong 7 năm qua, bà Hồ thị Bích Khương lại bị bỏ tù vì đã nói lên quan điểm của mình một cách ôn hòa.
Năm 2008, bà Hồ thị Bích Khương bị kết án 2 năm tù vì đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước”, và năm 2005, bị tống giam 6 tháng hồi vì tội “phá rối trật tự công cộng.”
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Việt Nam xóa bỏ bản án đối với blogger Hồ thị Bích Khương. Xuất thân là một dân oan, bà Hồ thị Bích Khương đã được trao Giải Hellman-Hammett năm 2011, một giải thưởng cao quý dành cho các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền.
Bị Tổ chức Ký giả Không biên giới ghi tên trên danh sách các “kẻ thù của Internet”, Việt Nam đang soạn một nghị quyết mới để kiểm soát các nội dung trên mạng nhằm trấn áp những tiếng nói trên mạng, ngày càng chỉ trích mạnh mẽ đường lối của nhà nước.
Nếu được thông qua, nghị quyết này sẽ buộc các blogger phải dùng tên thật và các chi tiết cá nhân khác, đồng thời buộc các cơ sở điều hành phải báo cáo các hoạt động mạng bị nghiêm cấm.
Nguồn: AFP, HRW
Trích dẫn một nguồn tin pháp lý xin được dấu tên, bản tin hôm nay của Pháp Tấn Xã nói rằng sau một phiên tòa kéo dài nửa ngày, Tòa án Nhân Dân tỉnh Nghệ An đã ra phán quyết y án đối với bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn.
Bà Hồ thị Bích Khương, một blogger 44 tuổi, bị xử 5 năm tù giam và sau đó là 3 năm quản thúc tại gia, vì vi phạm điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam trong một phiên xử sơ thẩm hồi tháng 12 năm ngoái.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói bà bị phạt tù vì đã trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, với nội dung bị chính quyền cho là phê phán chính phủ, và vì đã viết, tàng trữ và phát tán các tài liệu bị coi là chống nhà nước.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, 40 tuổi, bị phạt 2 năm tù và 2 năm quản chế.
Các tổ chức bênh vực nhân quyền nói rằng các phán quyết vừa kể nằm trong khuôn khổ một chiến dịch của chế độ độc tài ở Việt Nam, nhằm bịt miệng giới bất đồng chính kiến. Họ nói rằng từ năm 2009, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phát động một chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận, trong bối cảnh đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát chặt chẽ báo chí và mạnh mẽ đàn áp bất cứ dấu hiệu bất đồng nào, trong khi ngày càng gia tăng việc kiểm soát Internet.
Bà Hồ thị Bích Khương và Mục sư Tôn bị bắt giữ ngày 15 tháng 11 năm ngoái. Truyền thông nhà nước lúc đó loan tin lý do bị bắt là vì họ “đã tàng trữ tài liệu, viết bài bêu xấu Đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa.”
Bà Hồ thị Bích Khương còn bị tố cáo là đã trả lời phỏng vấn của các báo đài nước ngoài, với nội dung phê phán nhà nước, phát tán các bài phỏng vấn này lên internet, và cáo buộc là có chân trong nhiều tổ chức đấu tranh nhân quyền có liên hệ với những thành phần bị nhà nước Việt Nam mô tả là “phản động”.
Ông Phil Robertson, phó Giám đốc đặc trách Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng đây là lần thứ 3 trong 7 năm qua, bà Hồ thị Bích Khương lại bị bỏ tù vì đã nói lên quan điểm của mình một cách ôn hòa.
Năm 2008, bà Hồ thị Bích Khương bị kết án 2 năm tù vì đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước”, và năm 2005, bị tống giam 6 tháng hồi vì tội “phá rối trật tự công cộng.”
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Việt Nam xóa bỏ bản án đối với blogger Hồ thị Bích Khương. Xuất thân là một dân oan, bà Hồ thị Bích Khương đã được trao Giải Hellman-Hammett năm 2011, một giải thưởng cao quý dành cho các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền.
Bị Tổ chức Ký giả Không biên giới ghi tên trên danh sách các “kẻ thù của Internet”, Việt Nam đang soạn một nghị quyết mới để kiểm soát các nội dung trên mạng nhằm trấn áp những tiếng nói trên mạng, ngày càng chỉ trích mạnh mẽ đường lối của nhà nước.
Nếu được thông qua, nghị quyết này sẽ buộc các blogger phải dùng tên thật và các chi tiết cá nhân khác, đồng thời buộc các cơ sở điều hành phải báo cáo các hoạt động mạng bị nghiêm cấm.
Nguồn: AFP, HRW