Hồi đầu tuần này, có tin nói rằng Việt Nam hy vọng nguồn vốn FDI, hay là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong năm 2013 này sẽ tăng mạnh, sau khi giảm đến 15% trong năm 2012. Bên cạnh đó, dòng chảy FDI có xu hướng chuyển dịch bớt từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực. Phần trao đổi sau đây với Tiến sĩ Trần Lê Anh, giáo sư Đại học Lasell, tiểu bang Massachusetts, tập trung vào nguồn vốn FDI của Việt Nam trong những năm vừa qua, và ảnh hưởng của sự chuyển dịch đối với Việt Nam.
VOA: Nhìn chung, lượng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây liên tục giảm, Tiến sĩ có nhận xét gì về hiện tượng này?
TS ANH: Một phần là do bối cảnh kinh tế thế giới có khó khăn nên dòng vốn FDI vào Việt Nam có phần nào bị ảnh hưởng, nhưng vấn đề chính vẫn là do những yếu kém nội tại của Việt Nam: kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, bên cạnh những vấn đề như lãi suất cao, nợ xấu, môi trường đầu tư mất dần sức hấp dẫn.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh thì Việt Nam xếp thứ 99 trên thế giới về mức độ thuận lợi kinh doanh trong năm nay, tụt hơn 20 bậc so với năm 2011. Khi mà môi trường đầu tư kinh doanh thiếu những diễn biến tích cực thì sẽ gặp khó khăn thu hút FDI, đặc biệt là những nguồn FDI có chất lượng.
VOA: Dòng chảy FDI ở khu vực Đông Á hiện có những chuyển dịch nào đáng chú ý và những chuyển dịch này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
TS ANH: Số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy lượng FDI toàn cầu giảm 18% trong năm ngoái, nhưng FDI vào các nước châu Á giảm nhẹ hơn, khoảng 9,5%.
Trung Quốc hiện nay là nước thu hút lượng FDI lớn thứ nhì toàn cầu, nhưng do chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang gia tăng và những căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung nên các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty từ Nhật, đang có xu hướng rút bớt ra khỏi Trung Quốc và chuyển hướng sang các nước ASEAN.
Hiện nay dòng vốn FDI toàn cầu đổ vào ASEAN lên gần bằng Trung Quốc; 8% cho ASEAN và 9% cho Trung Quốc. Việt Nam đang có cơ hội để đón nhận sự chuyển hướng này. Năm vừa rồi, Việt Nam đã thu hút hơn 5 tỉ đôla FDI từ Nhật. Nhưng để tận dụng cơ hội này dài lâu thì Việt Nam cần có nhiều cải thiện thiết thực để cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt với Thái Lan và Indonesia.
VOA:Trong những cố gắng mà tiến sĩ vừa nói thì điểm tích cực dễ thấy nhất của FDI là nó bổ sung nguồn vốn giúp tăng trưởng kinh tế, nhưng FDI ở Việt Nam tiến sĩ thấy có gây ra những bất cập nào?
TS ANH: Việt Nam lôi cuốn FDI dựa vào nhân công giá rẻ, những ưu đãi về đất đai và thuế má, cũng như là tương đối khá dễ dãi trong việc cho phép khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; vì thế cho nên có một số hệ quả không tốt.
Thứ nhất là lương bổng và quyền lợi của người lao động chưa được quan tâm bảo vệ thỏa đáng. Thứ hai là thu hồi đất đai bừa bãi để phục vụ cho nhiều dự án FDI, làm cho người nông dân mất đất canh tác. Hai vấn đề này góp phần làm gia tăng hiện tượng bất bình đẳng ở Việt Nam.
Ngoài ra có nhiều doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường và gian lận thuế, điển hình là hiện tượng chuyển giá.
Nhìn chung, FDI chưa giúp được Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh cũng như trình độ phát triển kinh tế, thông qua những việc như chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu suất và tạo liên kết tích cực giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Có thể thấy Việt Nam bị tụt hạng liên tục trong những năm gần đây trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
VOA: Với những hệ quả không tốt đó, Việt Nam nên làm gì để giảm bớt những mặt tiêu cực và tăng những mặt tích cực của FDI?
TS ANH: FDI ở Việt Nam cần được định hướng như là phương tiện để hỗ trợ cho công cuộc phát triển bền vững. Và muốn được như vậy thì thứ nhất là phải có những chính sách nhất quán để tận dụng FDI trong việc nâng cao trình độ sản xuất và tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong toàn nền kinh tế.
Thứ hai, cần thu hút cho được những nhà đầu tư có trách nhiệm, biết cân bằng lợi ích, lợi nhuận, và trách nhiệm xã hội. Những nhà đầu tư như vậy thì thường họ không bị lôi cuốn dễ dàng bởi các yếu tố như nhân công rẻ hay ưu đãi tức thời. Cái mà họ muốn là môi trường đầu tư lành mạnh, được thể hiện qua những yếu tố như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, chính sách ổn định, minh bạch, và quyền sở hữu được bảo hộ tốt. Việt Nam cần phải làm tốt mình trước thì mới có thể chọn lọc và thu hút những dự án FDI tốt.
VOA: Ngoài tầm quan trọng về kinh tế trong việc thu hút FDI một cách có chọn lựa thì dòng chảy FDI vào Việt Nam còn có ý nghĩa gì nữa không?
TS ANH: Khi mở cửa đón nhận FDI thì cũng có nghĩa là tăng cường hội nhập toàn cầu. Nếu có thêm nhiều công ty từ Mỹ, Nhật, châu Âu vào đầu tư thì không những Việt Nam có thêm cơ hội để chọn lựa các dự án FDI có chất lượng, không gặp sự phản đối của người dân, mà còn có thể tăng cường quan hệ với các nước này.
Khi mà quan hệ ngoại giao được gắn liền với lợi ích kinh tế thì nó sẽ trở nên quan trọng hơn; nó sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa các mối quan hệ một cách chiến lược, thay vì chịu ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc.
Tất nhiên khi các công ty nước ngoài vào Việt Nam thì ít nhiều gì họ cũng mang theo một số nét văn hóa riêng, nếu biết gạn lọc những giá trị hợp với xu hướng tiến bộ thì cũng giúp xã hội Việt Nam chuyển biến tốt hơn.
VOA: Vậy Việt Nam nên làm gì để thu hút thêm các nhà đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu để nâng cao lợi ích chiến lược của FDI?
TS ANH: Ngoài việc cải thiện các yếu tố liên quan đến môi trường đầu tư như tôi đã nói lúc nãy, thì Việt Nam cần giảm bớt tham nhũng. Các nước như Anh, Mỹ họ có những đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài rất khắt khe cho nên các doanh nghiệp từ các nước này thường tránh đầu tư vào những nước có tham nhũng cao.
Theo chỉ số đưa hối lộ của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì các công ty đến từ Mỹ, Nhật và Anh nằm trong nhóm 10 quốc gia có các công ty ít đưa hối lộ nhất, khi làm ăn ở nước ngoài. Trong khi đó, khả năng của các công ty Trung Quốc đưa hối lộ để được thuận lợi làm ăn thì rất là cao.
Bên cạnh giải quyết vấn đề tham nhũng, Việt Nam cũng cần cải thiện các chỉ số liên quan đến tự do kinh tế và tự do chính trị. Nói chung, Việt Nam đang cần những thay đổi thể chế sâu rộng để có thể có những bước tiến mới.
VOA: Xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Lê Anh.
VOA: Nhìn chung, lượng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây liên tục giảm, Tiến sĩ có nhận xét gì về hiện tượng này?
TS ANH: Một phần là do bối cảnh kinh tế thế giới có khó khăn nên dòng vốn FDI vào Việt Nam có phần nào bị ảnh hưởng, nhưng vấn đề chính vẫn là do những yếu kém nội tại của Việt Nam: kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, bên cạnh những vấn đề như lãi suất cao, nợ xấu, môi trường đầu tư mất dần sức hấp dẫn.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh thì Việt Nam xếp thứ 99 trên thế giới về mức độ thuận lợi kinh doanh trong năm nay, tụt hơn 20 bậc so với năm 2011. Khi mà môi trường đầu tư kinh doanh thiếu những diễn biến tích cực thì sẽ gặp khó khăn thu hút FDI, đặc biệt là những nguồn FDI có chất lượng.
VOA: Dòng chảy FDI ở khu vực Đông Á hiện có những chuyển dịch nào đáng chú ý và những chuyển dịch này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
TS ANH: Số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy lượng FDI toàn cầu giảm 18% trong năm ngoái, nhưng FDI vào các nước châu Á giảm nhẹ hơn, khoảng 9,5%.
Trung Quốc hiện nay là nước thu hút lượng FDI lớn thứ nhì toàn cầu, nhưng do chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang gia tăng và những căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung nên các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty từ Nhật, đang có xu hướng rút bớt ra khỏi Trung Quốc và chuyển hướng sang các nước ASEAN.
Hiện nay dòng vốn FDI toàn cầu đổ vào ASEAN lên gần bằng Trung Quốc; 8% cho ASEAN và 9% cho Trung Quốc. Việt Nam đang có cơ hội để đón nhận sự chuyển hướng này. Năm vừa rồi, Việt Nam đã thu hút hơn 5 tỉ đôla FDI từ Nhật. Nhưng để tận dụng cơ hội này dài lâu thì Việt Nam cần có nhiều cải thiện thiết thực để cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt với Thái Lan và Indonesia.
VOA:Trong những cố gắng mà tiến sĩ vừa nói thì điểm tích cực dễ thấy nhất của FDI là nó bổ sung nguồn vốn giúp tăng trưởng kinh tế, nhưng FDI ở Việt Nam tiến sĩ thấy có gây ra những bất cập nào?
TS ANH: Việt Nam lôi cuốn FDI dựa vào nhân công giá rẻ, những ưu đãi về đất đai và thuế má, cũng như là tương đối khá dễ dãi trong việc cho phép khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; vì thế cho nên có một số hệ quả không tốt.
Thứ nhất là lương bổng và quyền lợi của người lao động chưa được quan tâm bảo vệ thỏa đáng. Thứ hai là thu hồi đất đai bừa bãi để phục vụ cho nhiều dự án FDI, làm cho người nông dân mất đất canh tác. Hai vấn đề này góp phần làm gia tăng hiện tượng bất bình đẳng ở Việt Nam.
Ngoài ra có nhiều doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường và gian lận thuế, điển hình là hiện tượng chuyển giá.
Nhìn chung, FDI chưa giúp được Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh cũng như trình độ phát triển kinh tế, thông qua những việc như chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu suất và tạo liên kết tích cực giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Có thể thấy Việt Nam bị tụt hạng liên tục trong những năm gần đây trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
VOA: Với những hệ quả không tốt đó, Việt Nam nên làm gì để giảm bớt những mặt tiêu cực và tăng những mặt tích cực của FDI?
TS ANH: FDI ở Việt Nam cần được định hướng như là phương tiện để hỗ trợ cho công cuộc phát triển bền vững. Và muốn được như vậy thì thứ nhất là phải có những chính sách nhất quán để tận dụng FDI trong việc nâng cao trình độ sản xuất và tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong toàn nền kinh tế.
Thứ hai, cần thu hút cho được những nhà đầu tư có trách nhiệm, biết cân bằng lợi ích, lợi nhuận, và trách nhiệm xã hội. Những nhà đầu tư như vậy thì thường họ không bị lôi cuốn dễ dàng bởi các yếu tố như nhân công rẻ hay ưu đãi tức thời. Cái mà họ muốn là môi trường đầu tư lành mạnh, được thể hiện qua những yếu tố như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, chính sách ổn định, minh bạch, và quyền sở hữu được bảo hộ tốt. Việt Nam cần phải làm tốt mình trước thì mới có thể chọn lọc và thu hút những dự án FDI tốt.
VOA: Ngoài tầm quan trọng về kinh tế trong việc thu hút FDI một cách có chọn lựa thì dòng chảy FDI vào Việt Nam còn có ý nghĩa gì nữa không?
TS ANH: Khi mở cửa đón nhận FDI thì cũng có nghĩa là tăng cường hội nhập toàn cầu. Nếu có thêm nhiều công ty từ Mỹ, Nhật, châu Âu vào đầu tư thì không những Việt Nam có thêm cơ hội để chọn lựa các dự án FDI có chất lượng, không gặp sự phản đối của người dân, mà còn có thể tăng cường quan hệ với các nước này.
Khi mà quan hệ ngoại giao được gắn liền với lợi ích kinh tế thì nó sẽ trở nên quan trọng hơn; nó sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa các mối quan hệ một cách chiến lược, thay vì chịu ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc.
Tất nhiên khi các công ty nước ngoài vào Việt Nam thì ít nhiều gì họ cũng mang theo một số nét văn hóa riêng, nếu biết gạn lọc những giá trị hợp với xu hướng tiến bộ thì cũng giúp xã hội Việt Nam chuyển biến tốt hơn.
VOA: Vậy Việt Nam nên làm gì để thu hút thêm các nhà đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu để nâng cao lợi ích chiến lược của FDI?
TS ANH: Ngoài việc cải thiện các yếu tố liên quan đến môi trường đầu tư như tôi đã nói lúc nãy, thì Việt Nam cần giảm bớt tham nhũng. Các nước như Anh, Mỹ họ có những đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài rất khắt khe cho nên các doanh nghiệp từ các nước này thường tránh đầu tư vào những nước có tham nhũng cao.
Theo chỉ số đưa hối lộ của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì các công ty đến từ Mỹ, Nhật và Anh nằm trong nhóm 10 quốc gia có các công ty ít đưa hối lộ nhất, khi làm ăn ở nước ngoài. Trong khi đó, khả năng của các công ty Trung Quốc đưa hối lộ để được thuận lợi làm ăn thì rất là cao.
Bên cạnh giải quyết vấn đề tham nhũng, Việt Nam cũng cần cải thiện các chỉ số liên quan đến tự do kinh tế và tự do chính trị. Nói chung, Việt Nam đang cần những thay đổi thể chế sâu rộng để có thể có những bước tiến mới.
VOA: Xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Lê Anh.