Đường dẫn truy cập

Việt Nam bắt tàu Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền’


Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ.
Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ.

Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”.

Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ.

Báo chí trong nước đưa tin, Bộ đội biên phòng Hải Phòng hôm qua đã đưa tàu vận chuyển khoảng 100 nghìn lít dầu không giấy tờ vào nội địa, sau hơn một ngày áp tải.

Đến đêm 1/4, 3 thuyền viên Trung Quốc cùng phương tiện vi phạm đã được lực lượng biên phòng Hải Phòng đưa về neo đậu tại cửa sông Bạch Đằng, bàn giao cho Phòng phòng chống ma túy, tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng Hải Phòng) tiếp tục điều tra.

Giới hữu trách cho biết thuyền trưởng Đàm Thủy Dương khai rằng “số dầu trên chở để cung cấp cho các tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Việt Nam”.

Theo truyền thông Việt Nam, việc bắt giữ tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền nêu trên nằm trong kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát bảo vệ chủ quyền vùng biển, giám sát nghề cá vùng 2 - vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Hải Phòng.

"Nỏ thần chớ để sa tay giặc - mất cả đất liền cả biển sâu"

Trong khi đó, quốc hội Việt Nam hôm qua lại 'nóng' với vấn đề biển Đông. Đánh giá của Chính phủ và các cơ quan về tình hình biển Đông đều cho rằng "đảm bảo được chủ quyền và lợi ích quốc gia", tuy nhiên đại biểu Lê Văn Lai lại chỉ ra hàng loạt diễn biến "không thể coi là bình thường".

Ông Lai được báo chí trích lời nói: "Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta tần suất 20 năm một lần. Năm 1956 chiếm Đông Hoàng Sa. Năm 1974 lấy tây Hoàng Sa. Năm 1988 lấy đảo Gạc Ma. Năm 2014 kéo giàn khoan vào biển Đông và sau đó tần suất dài hơn, dày hơn để xâm lấn chủ quyền. Trong khi đó chúng ta ngồi đây và yên bình đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có công bằng? Đánh giá như thế thì chúng ta đưa ra quyết sách, sự phản đối, đối kháng đã đủ chưa, phù hợp không?"

Cùng quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đúc kết hàng nghìn năm qua "ông cha ta giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chính nhờ bài học xuyên suốt là dựa vào dân, dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc".

Mượn ý thơ Tố Hữu "nỏ thần chớ để sa tay giặc - mất cả đất liền cả biển sâu", ông Nghĩa lý giải, nỏ thần của chúng ta chính là lòng yêu nước của hơn 90 triệu đồng bào hợp thành, nhờ nó mà đất nước và dân tộc này đã tồn tại hơn 4.000 năm.

Theo Giao thông, Người Lao Động, VnExpress

Việt Nam bắt tàu Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền’
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:33 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG