Một phúc trình mới đây cho thấy sự tăng trưởng mạnh của những người sử dụng truy cập vào Facebook và Twitter bị ngăn chặn tại Trung Quốc, nơi các nhà phân tích nói dù dân chúng càng ngày càng hiểu biết nhiều về Internet, chỉ có một số nhỏ của cộng đồng Internet tại Hoa lục có trang bị để vượt qua sự kiểm duyệt trên mạng của chính phủ.
Công ty nghiên cứu Internet GlobalWebIndex, có trụ sở tại London nói có khoảng 8% người sử dụng Internet Trung Quốc hay còn được gọi là “công dân mạng” có mặt trên Twitter và 15% trên Facebook, dù cả hai trang mạng xã hội này bị ngăn chặn trong nước,
Nhưng ông Michael Anti, một blogger Trung Quốc nổi tiếng, một người viết bình luận trên tạp chí và bênh vực cho tự do trên mạng, nói phúc trình này đánh giá quá đáng việc xâm nhập của truyền thông xã hội của phương Tây tại Trung Quốc.
Ông Anti nói thêm:
“Sự thực là chỉ có 1% các người sử dụng Trung Quốc đạt được Internet tự do. Nếu bạn dựa vào con số này của GlobalWebIndex, bạn có một hy vọng sai lầm, và chúng ta không thể sống dựa vào một hy vọng sai lầm.”
Việc truy cập vào Internet của Trung Quốc đã gia tăng một cách đáng kể trong thập niên qua. Theo thống kê chính thức, có hơn nửa tỉ người truy cập vào Internet tại Trung Quốc, nhưng chính phủ vẫn giữ quyền kiểm soát những máy chủ bên trong biên giới Trung Quốc và cấm những nội dung Bắc Kinh cho rằng gây tranh cãi.
Những dịch vụ mạng lưới xã hội với máy chủ đặt bên ngoài Trung Quốc như Twitter và Facebook, chỉ có thể truy cập được bằng cách sử dụng các dụng cụ phá vở kiểm duyệt. Chẳng hạn, một mạng lưới tư nhân hay là VPN, là một công nghệ bảo vệ thông tin Internet. Những công ty bên ngoài Trung Quốc cung cấp dịch vụ VPN cho phép người sử dụng lướt trên Internet qua một máy chủ đặt ở nước ngoài, tránh được việc Trung Quốc ngăn chặn đối với Internet trong nước.
Ông Anti nói dù nhiều công dân mạng sử dụng những dịch vụ này để truy cập những tin tức nhạy cảm mà kiểm duyệt Trung Quốc ngăn chặn, một con số ngày càng tăng những người sử dụng vượt qua được việc thanh lọc của Trung Quốc vì những lý do thương mại.
Ông Anti nói “Ngay cả China Daily, một Thông tấn xã được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ, cũng có quảng cáo trên Twitter. VPN không chỉ giúp bạn truy cập được những tin tức nhạy cảm đặc biệt nhưng cũng làm cho việc thông tin trên mạng an toàn hơn.
Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu International Data Corporation mới đây tiên đoán có tăng trưởng hai con số về nhu cầu tại Trung Quốc đối với những sản phẩm an ninh Internet, với dịch vụ của Firewall và VPN chiếm gần 40% của sự tăng trưởng này.
Hầu hết những công ty an ninh Internet không đưa ra những chi tiết về những người mua dịch vụ VPN của họ hay, những người tiêu dùng tại Trung Quốc sử dụng những sản phẩm này như thế nào. Nhưng một cuộc nghiên cứu vào năm 2010 do Trung tâm Berkman về Internet và Xã hội của trường đại học Harvard thực hiện cho thấy tại những quốc gia mà Internet bị thanh lọc một cách mạnh mẽ, chỉ có dưới 3% những công dân mạng sử dụng những dụng cụ tránh né kiểm duyệt.
Ông Jon Russel, chủ biên ở châu Á của The Next Web, một tạp chí trên mạng chuyên về Internet và công nghệ công nhận là có một khuynh hướng thiên về sử dụng ngày càng rộng rãi hơn những dụng cụ an ninh Internet, gồm cả VPN, nhưng ông nói là những công dân mạng bình thường Trung Quốc vẫn không có nhu cầu thực sự sử dụng những mạng lưới xã hội có trụ sở ở nước ngoài.
Ông nói “Việc thiếu vắng những dịch vụ như Twitter hay Facebook, làm cho những mạng lưới trong nước ngày càng trở nên mạnh mẽ và rất thông dụng. Sina Weibo, một mạng lưới thông dụng tại Trung Quốc giống như Twitter, đã có 300 triệu người sử dụng đăng ký, và đã trở thành những diễn đàn mạnh mẽ nhất tại Trung Quốc để chia sẻ bình luận, video và hình ảnh trên mạng.
Việc kiểm duyệt những trang mạng nội địa Trung Quốc như Weibo, là chuyện rất thông thường, và thường được các công ty tự ý thực hiện để cố tránh làm nhà cầm quyền nổi giận.
Ông Russel nói loại tự kiểm duyệt này làm hại nhiều cho các công dân mạng. Những từ chính thường bị ngăn chặn mới đây trên Weibo gồm có tên của các nhà lãnh đạo cao cấp, như Tập Cận Bình, người sẽ lên đến đỉnh cao của quyền lực trong Đại hội Đảng được tổ chức vào tháng tới.
“Mỗi khi có những đề tài nóng bỏng thường liên quan đến chính trị, bạn sẽ thấy là việc truy tìm một số đề tài hay một số tên nào đó không thực hiện được.Đó là một ví dụ cho thấy chính sách kiểm duyệt có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những người sử dụng Internet Trung Quốc.”
Công ty nghiên cứu Internet GlobalWebIndex, có trụ sở tại London nói có khoảng 8% người sử dụng Internet Trung Quốc hay còn được gọi là “công dân mạng” có mặt trên Twitter và 15% trên Facebook, dù cả hai trang mạng xã hội này bị ngăn chặn trong nước,
Nhưng ông Michael Anti, một blogger Trung Quốc nổi tiếng, một người viết bình luận trên tạp chí và bênh vực cho tự do trên mạng, nói phúc trình này đánh giá quá đáng việc xâm nhập của truyền thông xã hội của phương Tây tại Trung Quốc.
Ông Anti nói thêm:
“Sự thực là chỉ có 1% các người sử dụng Trung Quốc đạt được Internet tự do. Nếu bạn dựa vào con số này của GlobalWebIndex, bạn có một hy vọng sai lầm, và chúng ta không thể sống dựa vào một hy vọng sai lầm.”
Việc truy cập vào Internet của Trung Quốc đã gia tăng một cách đáng kể trong thập niên qua. Theo thống kê chính thức, có hơn nửa tỉ người truy cập vào Internet tại Trung Quốc, nhưng chính phủ vẫn giữ quyền kiểm soát những máy chủ bên trong biên giới Trung Quốc và cấm những nội dung Bắc Kinh cho rằng gây tranh cãi.
Những dịch vụ mạng lưới xã hội với máy chủ đặt bên ngoài Trung Quốc như Twitter và Facebook, chỉ có thể truy cập được bằng cách sử dụng các dụng cụ phá vở kiểm duyệt. Chẳng hạn, một mạng lưới tư nhân hay là VPN, là một công nghệ bảo vệ thông tin Internet. Những công ty bên ngoài Trung Quốc cung cấp dịch vụ VPN cho phép người sử dụng lướt trên Internet qua một máy chủ đặt ở nước ngoài, tránh được việc Trung Quốc ngăn chặn đối với Internet trong nước.
Ông Anti nói dù nhiều công dân mạng sử dụng những dịch vụ này để truy cập những tin tức nhạy cảm mà kiểm duyệt Trung Quốc ngăn chặn, một con số ngày càng tăng những người sử dụng vượt qua được việc thanh lọc của Trung Quốc vì những lý do thương mại.
Ông Anti nói “Ngay cả China Daily, một Thông tấn xã được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ, cũng có quảng cáo trên Twitter. VPN không chỉ giúp bạn truy cập được những tin tức nhạy cảm đặc biệt nhưng cũng làm cho việc thông tin trên mạng an toàn hơn.
Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu International Data Corporation mới đây tiên đoán có tăng trưởng hai con số về nhu cầu tại Trung Quốc đối với những sản phẩm an ninh Internet, với dịch vụ của Firewall và VPN chiếm gần 40% của sự tăng trưởng này.
Hầu hết những công ty an ninh Internet không đưa ra những chi tiết về những người mua dịch vụ VPN của họ hay, những người tiêu dùng tại Trung Quốc sử dụng những sản phẩm này như thế nào. Nhưng một cuộc nghiên cứu vào năm 2010 do Trung tâm Berkman về Internet và Xã hội của trường đại học Harvard thực hiện cho thấy tại những quốc gia mà Internet bị thanh lọc một cách mạnh mẽ, chỉ có dưới 3% những công dân mạng sử dụng những dụng cụ tránh né kiểm duyệt.
Ông Jon Russel, chủ biên ở châu Á của The Next Web, một tạp chí trên mạng chuyên về Internet và công nghệ công nhận là có một khuynh hướng thiên về sử dụng ngày càng rộng rãi hơn những dụng cụ an ninh Internet, gồm cả VPN, nhưng ông nói là những công dân mạng bình thường Trung Quốc vẫn không có nhu cầu thực sự sử dụng những mạng lưới xã hội có trụ sở ở nước ngoài.
Ông nói “Việc thiếu vắng những dịch vụ như Twitter hay Facebook, làm cho những mạng lưới trong nước ngày càng trở nên mạnh mẽ và rất thông dụng. Sina Weibo, một mạng lưới thông dụng tại Trung Quốc giống như Twitter, đã có 300 triệu người sử dụng đăng ký, và đã trở thành những diễn đàn mạnh mẽ nhất tại Trung Quốc để chia sẻ bình luận, video và hình ảnh trên mạng.
Việc kiểm duyệt những trang mạng nội địa Trung Quốc như Weibo, là chuyện rất thông thường, và thường được các công ty tự ý thực hiện để cố tránh làm nhà cầm quyền nổi giận.
Ông Russel nói loại tự kiểm duyệt này làm hại nhiều cho các công dân mạng. Những từ chính thường bị ngăn chặn mới đây trên Weibo gồm có tên của các nhà lãnh đạo cao cấp, như Tập Cận Bình, người sẽ lên đến đỉnh cao của quyền lực trong Đại hội Đảng được tổ chức vào tháng tới.
“Mỗi khi có những đề tài nóng bỏng thường liên quan đến chính trị, bạn sẽ thấy là việc truy tìm một số đề tài hay một số tên nào đó không thực hiện được.Đó là một ví dụ cho thấy chính sách kiểm duyệt có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những người sử dụng Internet Trung Quốc.”