Có tư lợi hay không?
Một số ý kiến phê phán SCIC đang hướng vào chuyện SCIC có công tâm hay không? Lãnh đạo của SCIC có tư lợi hay không? Về mặt này lại là một câu chuyện thú vị, và là câu hỏi rất đáng hỏi.
SCIC hiện nay là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các thành viên của hội đồng thành viên đều do đích thân Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm. Chủ tịch hội đồng thành viên của SCIC chính là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong hội đồng thành viên còn có hai thứ trưởng đương nhiệm (một của Bộ Tài chính, một của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và nhiều cựu quan chức tại Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng phát triển Việt Nam… trong đó gồm cả những thành viên có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực kiểm toán như ông Nguyễn Quốc Huy (15 năm làm kiểm toán).
Với một hội đồng thành viên đông đảo, đa dạng, và chuyên sâu như vậy, việc nhân sự cấp dưới của SCIC qua mặt hội đồng thành viên để tư lợi là việc khó, nếu không muốn nói là rất khó. Điều này lại càng khó trong các khoản đầu tư fixed income. Đơn giản vì các khoản đầu tư này có tỷ suất sinh lợi cố định và được biết ngay từ đầu.
Thế nên việc gửi tiết kiệm lên tới 19,6 nghìn tỷ Đồng và thu về khoản thu nhập tài chính từ việc gửi tiền này chỉ có 1568 tỷ Đồng, tương đương với đúng 8% chẵn, không hơn không kém, khiến nhiều người quan ngại. Lý do là 8% đúng bằng lãi suất cơ bản của năm 2012, thế nhưng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trong năm 2012 cao hơn rất nhiều con số này. Không tính các khoản ngân hàng thương mại “chi ngoài” để lách trần lãi suất huy động, mà chỉ tính đúng trần lãi suất huy động, thì mức lãi này đã lên tới trên 10% trong phần lớn thời gian của năm 2012 và chỉ giảm dần về 8% vào cuối năm. Tuy nhiên trên thực tế, tới nay, mặc dù đã giảm rất nhiều, nhưng khách hàng đi gửi tiền có kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại vẫn được hưởng lãi suất xấp xỉ 10%.
Rõ ràng, SCIC không có bất cứ trách nhiệm nào phải gửi tiền ở ngân hàng với lãi suất thấp, ít ra là theo nội dung của phạm vi chức năng, nhiệm vụ của SCIC. Vậy tại sao chỉ có 1568 tỷ tiền lãi? Có thể giải thích là con số 19,6 nghìn tỷ là con số cuối kỳ, còn trong năm số tiền gửi tiết kiệm thật bé hơn nhiều. Nhưng như thế SCIC cần phải công khai các con số tiền gửi và biến động của con số này trong suốt cả năm 2012 để công luận hiểu. Dù sao, việc 1568 tỷ Đồng đúng chính xác bằng 8% của 19,6 nghìn tỷ Đồng cũng là một việc kỳ lạ nếu quả thực số dư tiền gửi có biến động trong kỳ. Nếu không phải do số dư tiền gửi trong kỳ thấp hơn nhiều so với con số 19,6 nghìn tỷ thì SCIC sẽ rất khó giải thích tại sao lãi suất tiền gửi của họ trong năm 2012 lại chỉ có 8%.
Dù sao, việc thẩm định lại con số này cũng là việc hết sức đơn giản. Đơn giản vì gửi tiết kiệm là nghiệp vụ đầu tư đơn giản và minh bạch nhất trong các nghiệp vụ đầu tư. Hội đồng thành viên của SCIC có thể thẩm tra lại con số tiền lãi này xem có đúng nó là kết quả của một quy trình minh bạch và công bằng hay nó là kết quả của hành vi tư lợi.
Vì sao SCIC gửi tiết kiệm?
Việc SCIC lựa chọn cách gửi tiết kiệm thay vì đầu tư có một số ẩn ý quan trọng về và đối với nền kinh tế. Hội đồng thành viên của SCIC toàn bao gồm các quan chức và cựu quan chức cao cấp của chính phủ, bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm, một thứ trưởng Bộ Tài chính đương nhiệm, và một thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đương nhiệm. Sẽ không nói quá khi cho rằng SCIC được lãnh đạo bởi một tập thể có nhiều thông tin nhất, hiểu biết sâu sắc nhất về nền kinh tế, nắm được rõ ràng nhất các xu thế cũng như các chính sách đang và sẽ được ban hành so với hầu như tất cả các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tập thể SCIC là tập thể có nhiều thông tin nhất, cái gì đang và sẽ diễn ra, và vì thế biết phải làm gì là tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Vì thế, ẩn ý quan trọng thứ nhất là cách nhìn của các lãnh đạo của chính phủ trong SCIC về nền kinh tế. Khi SCIC thu hẹp đầu tư cổ phần và phình to đầu tư vào fixed income thì điều đó có nghĩa các vị lãnh đạo này đang nhìn nền kinh tế như một thực thể quá rủi ro và vì vậy cần tìm fixed income với tư cách là một nơi trú ẩn an toàn. Vì thế, khi các lãnh đạo Bộ Tài chính quyết định cho SCIC trú ẩn an toàn vào các khoản tiền gửi tiết kiệm, thì một cách không chính thức, các lãnh đạo này cũng phát đi một thông điệp rằng họ đang nhìn nhận thị trường chứng khoán quá rủi ro.
Ẩn ý quan trọng thứ hai là tác động của việc thay đổi hành vi đầu tư của SCIC đối với thị trường. Rõ ràng, SCIC quản lý một lượng tiền rất lớn. Hội đồng thành viên của SCIC không thể nghĩ một đằng làm một nẻo. Sẽ không có chuyện các vị này nghĩ rằng nền kinh tế đang đầy rủi ro và tốt nhất nên gửi tiết kiệm nhưng khi quyết định ở SCIC thì lại quyết định để SCIC tăng cường đầu tư cổ phiếu. Lý do là hội đồng thành viên của SCIC phải chịu trách nhiệm với chính phủ về hiệu quả của tổ chức này. Thế nên, thị trường, đặc biệt là các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư có thể coi sự thay đổi của SCIC trong chiến lược đầu tư vào fixed income như làm một chỉ dấu tương đối đáng tin cậy về cách nhìn của các lãnh đạo mà không cần phải nghe các lãnh đạo này phát biểu tốt hay xấu về nền kinh tế.
SCIC không thể cưỡng lại được sự thật là mỗi quyết định của họ là một chỉ dấu cho thị trường thấy nhìn nhận của những người điều hành chính phủ về tương lai của nền kinh tế, một sự nhìn nhận thực lòng chứ không phải những lời phát biểu bóng bẩy trên truyền hình. Để một số lượng lớn tài sản ở dạng fixed income rõ ràng cho thấy họ lo ngại về tương lai của nền kinh tế và về sự yếu đuối lâu dài của thị trường chứng khoán. SCIC cũng không thể cưỡng lại được sự thật là thị trường có thể đọc được các chỉ dấu này và vì thế có thể phản ứng theo nó. Khi SCIC trở nên phòng vệ hơn thì không có lý do gì các nhà đầu tư tư nhân (những người chắc chắn là ít thông tin hơn lãnh đạo của SCIC) lại trở nên xông xáo và liều lĩnh hơn.
Và đó là “số phận pháp định” của SCIC. Vai trò “dẫn dắt thị trường” của SCIC cũng là ở chỗ đó. SCIC không thể coi nhẹ vấn đề này khi ra các quyết định đầu tư của mình.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Một số ý kiến phê phán SCIC đang hướng vào chuyện SCIC có công tâm hay không? Lãnh đạo của SCIC có tư lợi hay không? Về mặt này lại là một câu chuyện thú vị, và là câu hỏi rất đáng hỏi.
SCIC hiện nay là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các thành viên của hội đồng thành viên đều do đích thân Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm. Chủ tịch hội đồng thành viên của SCIC chính là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong hội đồng thành viên còn có hai thứ trưởng đương nhiệm (một của Bộ Tài chính, một của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và nhiều cựu quan chức tại Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng phát triển Việt Nam… trong đó gồm cả những thành viên có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực kiểm toán như ông Nguyễn Quốc Huy (15 năm làm kiểm toán).
Với một hội đồng thành viên đông đảo, đa dạng, và chuyên sâu như vậy, việc nhân sự cấp dưới của SCIC qua mặt hội đồng thành viên để tư lợi là việc khó, nếu không muốn nói là rất khó. Điều này lại càng khó trong các khoản đầu tư fixed income. Đơn giản vì các khoản đầu tư này có tỷ suất sinh lợi cố định và được biết ngay từ đầu.
Thế nên việc gửi tiết kiệm lên tới 19,6 nghìn tỷ Đồng và thu về khoản thu nhập tài chính từ việc gửi tiền này chỉ có 1568 tỷ Đồng, tương đương với đúng 8% chẵn, không hơn không kém, khiến nhiều người quan ngại. Lý do là 8% đúng bằng lãi suất cơ bản của năm 2012, thế nhưng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trong năm 2012 cao hơn rất nhiều con số này. Không tính các khoản ngân hàng thương mại “chi ngoài” để lách trần lãi suất huy động, mà chỉ tính đúng trần lãi suất huy động, thì mức lãi này đã lên tới trên 10% trong phần lớn thời gian của năm 2012 và chỉ giảm dần về 8% vào cuối năm. Tuy nhiên trên thực tế, tới nay, mặc dù đã giảm rất nhiều, nhưng khách hàng đi gửi tiền có kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại vẫn được hưởng lãi suất xấp xỉ 10%.
Rõ ràng, SCIC không có bất cứ trách nhiệm nào phải gửi tiền ở ngân hàng với lãi suất thấp, ít ra là theo nội dung của phạm vi chức năng, nhiệm vụ của SCIC. Vậy tại sao chỉ có 1568 tỷ tiền lãi? Có thể giải thích là con số 19,6 nghìn tỷ là con số cuối kỳ, còn trong năm số tiền gửi tiết kiệm thật bé hơn nhiều. Nhưng như thế SCIC cần phải công khai các con số tiền gửi và biến động của con số này trong suốt cả năm 2012 để công luận hiểu. Dù sao, việc 1568 tỷ Đồng đúng chính xác bằng 8% của 19,6 nghìn tỷ Đồng cũng là một việc kỳ lạ nếu quả thực số dư tiền gửi có biến động trong kỳ. Nếu không phải do số dư tiền gửi trong kỳ thấp hơn nhiều so với con số 19,6 nghìn tỷ thì SCIC sẽ rất khó giải thích tại sao lãi suất tiền gửi của họ trong năm 2012 lại chỉ có 8%.
Dù sao, việc thẩm định lại con số này cũng là việc hết sức đơn giản. Đơn giản vì gửi tiết kiệm là nghiệp vụ đầu tư đơn giản và minh bạch nhất trong các nghiệp vụ đầu tư. Hội đồng thành viên của SCIC có thể thẩm tra lại con số tiền lãi này xem có đúng nó là kết quả của một quy trình minh bạch và công bằng hay nó là kết quả của hành vi tư lợi.
Vì sao SCIC gửi tiết kiệm?
Việc SCIC lựa chọn cách gửi tiết kiệm thay vì đầu tư có một số ẩn ý quan trọng về và đối với nền kinh tế. Hội đồng thành viên của SCIC toàn bao gồm các quan chức và cựu quan chức cao cấp của chính phủ, bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm, một thứ trưởng Bộ Tài chính đương nhiệm, và một thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đương nhiệm. Sẽ không nói quá khi cho rằng SCIC được lãnh đạo bởi một tập thể có nhiều thông tin nhất, hiểu biết sâu sắc nhất về nền kinh tế, nắm được rõ ràng nhất các xu thế cũng như các chính sách đang và sẽ được ban hành so với hầu như tất cả các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tập thể SCIC là tập thể có nhiều thông tin nhất, cái gì đang và sẽ diễn ra, và vì thế biết phải làm gì là tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Vì thế, ẩn ý quan trọng thứ nhất là cách nhìn của các lãnh đạo của chính phủ trong SCIC về nền kinh tế. Khi SCIC thu hẹp đầu tư cổ phần và phình to đầu tư vào fixed income thì điều đó có nghĩa các vị lãnh đạo này đang nhìn nền kinh tế như một thực thể quá rủi ro và vì vậy cần tìm fixed income với tư cách là một nơi trú ẩn an toàn. Vì thế, khi các lãnh đạo Bộ Tài chính quyết định cho SCIC trú ẩn an toàn vào các khoản tiền gửi tiết kiệm, thì một cách không chính thức, các lãnh đạo này cũng phát đi một thông điệp rằng họ đang nhìn nhận thị trường chứng khoán quá rủi ro.
Ẩn ý quan trọng thứ hai là tác động của việc thay đổi hành vi đầu tư của SCIC đối với thị trường. Rõ ràng, SCIC quản lý một lượng tiền rất lớn. Hội đồng thành viên của SCIC không thể nghĩ một đằng làm một nẻo. Sẽ không có chuyện các vị này nghĩ rằng nền kinh tế đang đầy rủi ro và tốt nhất nên gửi tiết kiệm nhưng khi quyết định ở SCIC thì lại quyết định để SCIC tăng cường đầu tư cổ phiếu. Lý do là hội đồng thành viên của SCIC phải chịu trách nhiệm với chính phủ về hiệu quả của tổ chức này. Thế nên, thị trường, đặc biệt là các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư có thể coi sự thay đổi của SCIC trong chiến lược đầu tư vào fixed income như làm một chỉ dấu tương đối đáng tin cậy về cách nhìn của các lãnh đạo mà không cần phải nghe các lãnh đạo này phát biểu tốt hay xấu về nền kinh tế.
SCIC không thể cưỡng lại được sự thật là mỗi quyết định của họ là một chỉ dấu cho thị trường thấy nhìn nhận của những người điều hành chính phủ về tương lai của nền kinh tế, một sự nhìn nhận thực lòng chứ không phải những lời phát biểu bóng bẩy trên truyền hình. Để một số lượng lớn tài sản ở dạng fixed income rõ ràng cho thấy họ lo ngại về tương lai của nền kinh tế và về sự yếu đuối lâu dài của thị trường chứng khoán. SCIC cũng không thể cưỡng lại được sự thật là thị trường có thể đọc được các chỉ dấu này và vì thế có thể phản ứng theo nó. Khi SCIC trở nên phòng vệ hơn thì không có lý do gì các nhà đầu tư tư nhân (những người chắc chắn là ít thông tin hơn lãnh đạo của SCIC) lại trở nên xông xáo và liều lĩnh hơn.
Và đó là “số phận pháp định” của SCIC. Vai trò “dẫn dắt thị trường” của SCIC cũng là ở chỗ đó. SCIC không thể coi nhẹ vấn đề này khi ra các quyết định đầu tư của mình.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.