Sau áp lực mạnh mẽ từ các đồng minh của mình, Đức dường như đang nhích dần tới việc chấp thuận chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 công nghệ cao mà Ukraine và những nước phương Tây ủng hộ lớn nhất hy vọng sẽ giúp tăng cường cuộc chiến của Kyiv chống lại quân xâm lược Nga.
Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói Berlin sẽ không cản trở nếu Ba Lan - quốc gia được cho là ủng hộ mạnh mẽ nhất của Ukraine trong số các nước láng giềng của Liên hiệp châu Âu - muốn vận chuyển xe tăng Leopard 2 từ kho vũ khí của nước này qua biên giới vào Ukraine. Và Đức hiện không loại trừ khả năng cung cấp những xe tăng như vậy cho chính Ukraine, tuy nhiên cảnh báo rằng những tác động của một bước đi như vậy cần phải được cân nhắc cẩn thận.
Dưới đây là một cái nhìn về ý nghĩa của những chiếc xe tăng đó đối với khả năng phòng thủ của Ukraine trước các lực lượng Nga - và hy vọng đánh đuổi chúng.
Xe tăng Leopard 2 là gì?
Công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW) của Đức, nhà sản xuất Leopard 2, ca ngợi nó là “xe tăng chiến đấu hàng đầu thế giới” mà trong gần nửa thế kỷ qua đã kết hợp các khía cạnh về hỏa lực, khả năng bảo vệ, tốc độ và khả năng cơ động, khiến nó có thể thích ứng với nhiều loại tình huống chiến đấu.
Xe tăng nặng 55 tấn có tổ lái 4 người và tầm hoạt động khoảng 500 km, và tốc độ tối đa khoảng 68 km/h. Hiện có bốn phiên bản chính, phiên bản đầu tiên của nó được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1979. Vũ khí chính của nó là súng nòng trơn 120mm và có hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số hoàn toàn.
Bao nhiêu xe có thể được gửi đến Ukraine?
Một sức hấp dẫn lớn của xe tăng do Đức sản xuất là số lượng lớn của chúng: Hơn 2.000 chiếc đã được triển khai tại hơn một chục quốc gia châu Âu và Canada. Nhìn chung, KMW cho biết hơn 3.500 chiếc đã được cung cấp cho 19 quốc gia.
Rheinmetall AG, một nhà thầu quốc phòng của Đức sản xuất súng nòng trơn 120mm trên Leopard 2, cho biết loại xe tăng này đã được triển khai tại “nhiều quốc gia hơn bất kỳ xe nào khác”.
Theo một phân tích gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), một tổ chức nghiên cứu toàn cầu có trụ sở tại London, khoảng 350 chiếc Leopard 2 - với các phiên bản khác nhau - đã được gửi tới Hy Lạp; và Ba Lan có khoảng 250 chiếc thuộc các loại khác nhau. Phần Lan có 200 chiếc đang hoạt động hoặc cất giữ trong kho.
Đối với cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga, “Người ta tin rằng để xe tăng Leopard 2 có bất kỳ tác dụng đáng kể nào trong cuộc chiến, sẽ cần khoảng 100 xe tăng,” các nhà phân tích của IISS viết.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine muốn có 300 xe tăng và một số nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu ủng hộ ông về điều đó.
“Chúng tôi cần 300 xe tăng,” Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg Jean Asselborn cho biết hôm thứ Hai 23/1 tại Brussels, ám chỉ việc triển khai rộng rãi Leopard trên khắp châu Âu và nhu cầu về vũ khí “đồng bộ” – có thể hoạt động nhịp nhàng cùng nhau.
Đưa xe tăng Leopard vào tay người Ukraine không dễ dàng bằng việc chạy qua biên giới từ những người bạn ở phía Tây xa hơn ở châu Âu. IISS ước tính rằng sẽ cần từ ba đến sáu tuần đào tạo để đội vận hành và nhân viên hỗ trợ đạt được trình độ cơ bản.
Xe tăng Leopard tạo ra khác biệt gì đối với chiến tranh?
Ông Yohann Michel, một nhà phân tích nghiên cứu về các vấn đề quốc phòng và quân sự tại IISS, nói những chiếc xe tăng như vậy có thể cho phép Ukraine tiến hành cuộc tấn công trong cuộc xung đột kéo dài 11 tháng đã bị bế tắc trong nhiều tháng sau hai cuộc phản công quan trọng của Ukraine nhằm tái chiếm các khu vực do lực lượng Nga chiếm đóng trong nhiều tháng ở phía đông bắc và phía nam.
Ông nói qua điện thoại: “Trong loại xung đột này, không thể thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn mà không có đầy đủ các thiết bị chiến đấu bọc thép và xe bọc thép, và xe tăng là một phần trong số đó”. Thêm vào những Xe tăng Chiến đấu Chính, hoặc MBT, như Leopard II, những loại khác bao gồm xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân.
Việc phương Tây chuyển giao Leopard 2 có thể giúp trang bị cho Ukraine các loại vũ khí cao cấp cần thiết để thay thế các kho dự trữ thời Liên Xô đang cạn kiệt của chính họ - mở ra một con đường mới để phương Tây cung cấp hỏa lực cho Ukraine.
“Theo quan điểm của tôi, đó là tác động chính,” ông Michel nói qua điện thoại. “Tác động thứ hai, tất nhiên, là tăng số lượng xe tăng trong kho vũ khí Ukraine,” mà ông ước tính là “vài trăm” ở thời điểm hiện tại.
Tại sao Ukraine không có sẵn xe tăng Leopard?
Đức có tiếng nói cuối cùng về việc liệu những chiếc Leopard 2 có thể được chuyển giao hay không - ngay cả từ kho vũ khí của các quốc gia khác - và đã rất kín tiếng về việc bất kỳ ai vận chuyển chúng đến Ukraine.
Các đồng minh phương Tây hiếu chiến hơn đang tăng cường áp lực lên Đức, nhưng Hoa Kỳ cũng từ chối gửi xe tăng M1 Abrams mạnh mẽ của mình.
Hoa Kỳ đã loan báo một gói viện trợ quân sự mới sắp tới, dự kiến sẽ bao gồm gần 100 xe chiến đấu Stryker và ít nhất 50 xe bọc thép Bradley - nhưng không phải Abrams, mà các quan chức Hoa Kỳ cho biết có hệ thống bảo trì phức tạp và có thể không phải là loại thích hợp nhất.
Các đồng minh và các nhà phân tích quân sự cho biết Leopard 2 chạy bằng động cơ diesel - không chạy bằng nhiên liệu phản lực cung cấp năng lượng như loại M1 Abrams - và dễ vận hành hơn các xe tăng lớn của Mỹ, do đó có thời gian huấn luyện ngắn hơn.
Anh trong tháng này tuyên bố sẽ gửi xe tăng Challenger 2 tới Ukraine, trong khi Cộng hòa Czech và Ba Lan đã cung cấp xe tăng T-72 thời Liên Xô cho lực lượng Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm Chủ nhật 22/1 cho biết đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng “làm việc” về ý tưởng gửi một số xe tăng chiến đấu Leclerc của Pháp tới Ukraine.
Diễn đàn