Các tổ chức nhân quyền quốc tế đang nêu nghi vấn về tính chất độc lập của ủy ban bầu cử Miến Điện, sau khi ủy ban này tố cáo lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi đưa ra những lời lẽ vi phạm hiến pháp tại các cuộc mít tinh. Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà đã thúc giục dân chúng đòi quốc hội sửa đổi hiến pháp. Từ trung tâm tin tức Đông Nam Á của đài VOA tại Bangkok, thông tín viên Gabrielle Paluch gởi về bài tường thuật sau đây.
Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã có những phát biểu mạnh mẽ hơn tại các cuộc tụ họp chính trị trong vài tháng qua. Bà lên tiếng chống đối vai trò của quân đội trong sinh hoạt chính trị và đang ra sức vận động để sửa đổi hiến pháp.
Một trong các đề nghị chính của bà là thay đổi vị thế quá lớn của quân đội trong quốc hội hiện nay. Theo hiến pháp hiện hành, quân đội được dành riêng 25% số ghế ở quốc hội, và bất kỳ đề nghị sửa đổi hiến pháp nào cũng cần phải có sự chấp thuận của 3/4 đại biểu quốc hội. Do đó, quân đội trên thực tế có quyền phủ quyết đối với mọi đề nghị tu chính hiến pháp.
Tháng trước, ủy ban bầu cử Miến Điện đã lưu ý tới cuộc vận động của bà Suu Kyu và đưa ra một văn thư chính thức để cảnh báo bà về việc phát biểu vượt quá giới hạn của hiến pháp, là văn kiện đòi hỏi các đại biểu quốc hội phải “tôn trọng và bảo vệ” hiến pháp.
Luật sư Nyan Win, phát ngôn viên của Liên minh Dân chủ Toàn quốc, cho rằng ủy ban bầu cử đã có hành động vượt khỏi quyền hạn và tố cáo của ủy ban này phản ánh sai lạc những lời phát biểu của bà Suu Kyi.
"Chúng tôi muốn vai trò của quân đội trong quốc hội được giảm thiểu. Đó là ý chí của chúng tôi. Nhưng bà Suu Kyi đã không nói tới điều đó tại cuộc mít tinh."
Trong lúc người phụ nữ đoạt giải Nobel Hòa bình này vận động cho các đề nghị của bà, Tổng thống Thein Sein đã hồi đáp bằng cách nói rằng trước khi sửa đổi hiến pháp, chính phủ phải hoàn tất các cuộc hòa đàm với những sắc dân thiểu số và ban bố một lệnh ngưng bắn đơn phương. Liên minh Dân chủ Toàn quốc bác bỏ chủ trương đó.
Hồi đầu tuần này, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch ở New York đã đưa ra một thông cáo để yêu cầu ủy ban bầu cử Miến Điện ngưng chỉ ngay tức khắc những sự hăm dọa đối với bà Suu Kyi và đảng của bà.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á Châu của Human Rights Watch, nói rằng ủy ban bầu cử tố cáo bà Suu Kyi vi phạm những luật lệ bầu cử không hề tồn tại, và tố cáo đó chứng tỏ là cơ quan lẽ ra là một cơ quan độc lập này có thái độ thiên vị đối với quân đội.
"Thực tế chính trị là có một chính phủ bên trong một chính phủ. Và chính phủ bên trong chính phủ đó là quân đội Miến Điện. Quân đội Miến Điện đã không làm gì để cải cách chính họ, để giảm bớt những quyền hành mà họ có được dựa theo hiến pháp năm 2008, và trên thực tế, họ có khả năng vô hạn để tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đối với cuộc bầu cử năm 2015, thông qua những nhân vật như cựu Đại tướng Tin Aye, là người đang giữ chức chủ tịch của ủy ban bầu cử."
Ông Robertson cũng nêu lên sự kiện là hiến pháp 2008 do quân đội soạn thảo và “được thông qua một cách cẩu thả” trong một cuộc trưng cầu dân ý mà các nhà quan sát cho là không công bằng.
Liên minh Dân chủ Toàn quốc dự định tổ chức thêm các cuộc mít tinh trong tháng này tại những tiểu bang của các sắc dân thiểu số, kể cả thủ phủ Sittwe của tiểu bang Rakhine.
Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã có những phát biểu mạnh mẽ hơn tại các cuộc tụ họp chính trị trong vài tháng qua. Bà lên tiếng chống đối vai trò của quân đội trong sinh hoạt chính trị và đang ra sức vận động để sửa đổi hiến pháp.
Một trong các đề nghị chính của bà là thay đổi vị thế quá lớn của quân đội trong quốc hội hiện nay. Theo hiến pháp hiện hành, quân đội được dành riêng 25% số ghế ở quốc hội, và bất kỳ đề nghị sửa đổi hiến pháp nào cũng cần phải có sự chấp thuận của 3/4 đại biểu quốc hội. Do đó, quân đội trên thực tế có quyền phủ quyết đối với mọi đề nghị tu chính hiến pháp.
Tháng trước, ủy ban bầu cử Miến Điện đã lưu ý tới cuộc vận động của bà Suu Kyu và đưa ra một văn thư chính thức để cảnh báo bà về việc phát biểu vượt quá giới hạn của hiến pháp, là văn kiện đòi hỏi các đại biểu quốc hội phải “tôn trọng và bảo vệ” hiến pháp.
Luật sư Nyan Win, phát ngôn viên của Liên minh Dân chủ Toàn quốc, cho rằng ủy ban bầu cử đã có hành động vượt khỏi quyền hạn và tố cáo của ủy ban này phản ánh sai lạc những lời phát biểu của bà Suu Kyi.
"Chúng tôi muốn vai trò của quân đội trong quốc hội được giảm thiểu. Đó là ý chí của chúng tôi. Nhưng bà Suu Kyi đã không nói tới điều đó tại cuộc mít tinh."
Trong lúc người phụ nữ đoạt giải Nobel Hòa bình này vận động cho các đề nghị của bà, Tổng thống Thein Sein đã hồi đáp bằng cách nói rằng trước khi sửa đổi hiến pháp, chính phủ phải hoàn tất các cuộc hòa đàm với những sắc dân thiểu số và ban bố một lệnh ngưng bắn đơn phương. Liên minh Dân chủ Toàn quốc bác bỏ chủ trương đó.
Hồi đầu tuần này, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch ở New York đã đưa ra một thông cáo để yêu cầu ủy ban bầu cử Miến Điện ngưng chỉ ngay tức khắc những sự hăm dọa đối với bà Suu Kyi và đảng của bà.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á Châu của Human Rights Watch, nói rằng ủy ban bầu cử tố cáo bà Suu Kyi vi phạm những luật lệ bầu cử không hề tồn tại, và tố cáo đó chứng tỏ là cơ quan lẽ ra là một cơ quan độc lập này có thái độ thiên vị đối với quân đội.
"Thực tế chính trị là có một chính phủ bên trong một chính phủ. Và chính phủ bên trong chính phủ đó là quân đội Miến Điện. Quân đội Miến Điện đã không làm gì để cải cách chính họ, để giảm bớt những quyền hành mà họ có được dựa theo hiến pháp năm 2008, và trên thực tế, họ có khả năng vô hạn để tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đối với cuộc bầu cử năm 2015, thông qua những nhân vật như cựu Đại tướng Tin Aye, là người đang giữ chức chủ tịch của ủy ban bầu cử."
Ông Robertson cũng nêu lên sự kiện là hiến pháp 2008 do quân đội soạn thảo và “được thông qua một cách cẩu thả” trong một cuộc trưng cầu dân ý mà các nhà quan sát cho là không công bằng.
Liên minh Dân chủ Toàn quốc dự định tổ chức thêm các cuộc mít tinh trong tháng này tại những tiểu bang của các sắc dân thiểu số, kể cả thủ phủ Sittwe của tiểu bang Rakhine.