Trong lúc tranh cãi, cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ đều đồng ý rằng các cơ quan chính phủ đóng cửa sẽ làm thiệt thòi cho nhân dân Mỹ, trong và ngoài nước.
Dân biểu Cộng hòa Rick Crawford cho biết một người dân tại đơn vị ông hiện phục vụ trong quân đội đã gọi điện thoại cho ông hôm thứ Sáu, nói rằng gia đình ông ấy sẽ gặp khó khăn tài chính nếu chính phủ liên bang đóng cửa:
“Ông này nói với tôi phải trả những món nợ hằng tháng, Ông ta phải nuôi vợ và 4 con. Do đó, tôi yêu cầu các nghị sĩ nên hành động có trách nhiệm.”
Nhưng nhiều du khách đến Washington dường như chẳng bận tâm gì mấy, giống như bà Jane Stanz:
“Nếu các điểm du lịch đều đóng, tôi sẽ ở yên trong khách sạn viết thư cho các đại biểu Quốc hội, yêu cầu họ dẹp bớt kèn cựa chính trị để làm những việc cần làm.”
Du khách Susan Comstock có vẻ khoái chí khi đến Washington đúng vào dịp này:
“Giống như mình đang được ngồi hàng ghế đầu để xem thiên hạ làm trò.”
Nếu đóng cửa, chính phủ tạm ngưng trả lương cho các binh sĩ đang có mặt tại Iraq, Afghanistan và những nơi khác. Khoảng 800.000 trong số 1,9 triệu công chức liên bang được xếp vào loại không cần thiết không cần đến cơ quan.
Ông John Wade, một công chức liên bang cho biết:
“Ngân sách liên bang không đạt được thì ngân sách gia đình tôi bị ảnh hưởng, nhưng đã làm cái nghề này thì phải chấp nhận thôi. Chúng tôi bị kẹt trong một cuộc tranh chấp chính trị.”
Nhưng công chức liên bang Geoffrey Suver không nghĩ như thế:
“Tôi cho rằng các đại biểu Quốc hội có một hành động phục vụ kém cho công chức chúng tôi.”
Vào 6 giờ chiều ngày thứ Sáu, tranh cãi về ngân sách vẫn chưa có lối thoát. Các nhà làm luật chỉ còn 6 tiếng để quyết định.
Không khí lo âu bao trùm khắp Washington vì thời hạn chót gần kề mà chưa đạt thỏa hiệp ngân sách. Du khách đến thủ đô Mỹ hôm thứ Sáu không biết hôm sau có dịp đến thăm các viện bảo tàng nổi tiếng hay không. Công chức thắc mắc thứ Hai có phải đi làm hay ngồi nhà chờ.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1