Hoa Kỳ đang chuẩn bị thực thi các biện pháp trừng phạt mới để gây áp lực với Bắc Triều Tiên mà người ta tin là kiếm đuợc hằng trăm triệu đôla rất cần thiết qua các hoạt động trái phép cho nền kinh bị thiếu tiền mặt của nước này.
Giới chức cấp cao nhất của bộ Tài chánh Mỹ đặc trách về các tội phạm tài chính và tài trợ cho khủng bố cho biết các biện pháp chế tài mới, sẽ được công bố trong vài tuần tới, sẽ nhắm vào việc Bắc Triều Tiên in tiền Mỹ giả, việc buôn lậu ma túy và các hoạt động phi pháp khác.
Theo các giới chức Hoa Kỳ, mục đích là thúc đẩy Bình Nhưỡng từ bỏ các hoạt động vừa kể, cũng như từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Ông Daniel Glaser hôm nay tuyên bố tại Seoul rằng việc nêu tên các công ty liên can tới các tội phạm sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến các hoạt đôïng vừa kể.
Ông Glaser cho biết: “Một khi cả thế giới biết một thực thể đặc biệt nào đó liên can vào các hoạt đông phi pháp cho Bắc Triều Tiên, hoặc bất cứ một hoạt động phi pháp nào đó thì thực thể đó sẽ càng ngày càng gặp khó khăn để tiếp cận với hệ thống tài chính quốc tế.”
Các giới chức Hoa Kỳ sẽ đi Nhật Bản vào ngày mai cũng sẽ đến Trung Quốc để khuyến khích công cuộc hợp tác của nước này trong việc chận đứng việc phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Ian.
Ông Robert Einhorn, cố vấn đặc biệt của bộ ngoại giao Hoa Kỳ về kiểm soát vũ khí và cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, thừa nhận là một số quốc gia lo ngại rằng nếu họ ngưng giao dịch với Bình Nhưỡng và Tehran, các công ty Trung Quốc sẽ thay thế vào chỗ trống đó.
Ông Einhorn nói: "Chúng tôi muốn Trung Quốc là một nước có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế, và điều đó có nghĩa là hợp tác với các nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ và cũng có nghĩa là không ủng hộ và không lợi dụng sự tự chế của các nước khác.”
Trung Quốc là nước đồng minh đáng kể nhất của Bắc Triều Tiên và nền kinh tế của nước này. Là một nước càng ngày càng cần năng lượng, Trung Quốc còn là một nước đầu tư chính trong ngành dầu và khí đốt của Iran.
Ông Einhorn gần như loại bỏ mọi cơ may về việc quay lại cuộc đàm phán 6 nuớc nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy trợ giúp kinh tế và được công nhận về ngoại giao rộng rãi hơn.
Ông Einhorn ghi nhận một khuôn thức trong việc Bình Nhưỡng thường rút khỏi các cuộc đàm phán và đi ngược lại các cam kết của họ, và nói rằng “chúng ta phải phá vỡ chu trình đó.”
Ông Einhorn cho biết: “Bắc Triều Tiên phải chứng tỏ họ nghiêm túc trong việc tuân thủ cam kết của họ. Nếu họ không làm như thế, thì các cuộc đàm phán chỉ để đàm phán thôi sẽ không hấp dẫn gì đối với chúng tôi cả.”
Tình trạng căng thẳng đã leo thang trên bán đảo Triều Tiên trong mấy tháng gần đây. Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên và một số nứơc khác đổ lỗi cho Bình Nhưỡng đánh chìm một chiến hạm Nam Triều Tiên hồi tháng Ba. Bắc Triều Tiên bác bỏ cáo buộc đó.
Một toán các giới chức Hoa Kỳ đã đến thăm thủ đô của Nam Triều Tiên để hội ý về việc áp đặt thêm các biện pháp chế tài đối với Bắc Triều Tiên. Từ Seoul, thông tín viên đài VOA Steve Herman gửi về bài tường trình chi tiết sau đây.