Chính quyền Obama đang tỏ ra lạnh nhạt trước đề nghị rằng để cho Liên Hiệp Quốc hay các tổ chức quốc tế nào đó đảm nhiệm có thể gia tăng triển vọng cho một bản hiệp ước về vấn đề Israel-Palestine.
Trước tình thế bế tắc hiện nay trong vận động ngoại giao do Hoa Kỳ dẫn đầu về vấn đề Trung Đông, trong mấy ngày gần đây, các giới chức Palestine và các giới chức Ả Rập khác đã đề nghị rằng người Palestine có thể thúc đẩy tiến trình này bằng cách kêu gọi sự ủng hộ thành lập một quốc gia Palestine từ các tổ chức toàn cầu như Liên Hiệp Quốc hay Tòa Án Quốc Tế.
Trong những nhận định mới nhất như thế về vấn đề này, Tổng thư ký của Liên Đoàn Ả Rập, ông Amr Moussa đã nói với đài phát thanh thuộc hệ thống tin tức Fox ở Cairo rằng người Ả Rập ngày càng mất kiên nhẫn với chính sách ngoại giao của chính quyền Tổng thống Obama, và rằng "biện pháp thay thế quan trọng nhất là trở lại Liên Hiệp Quốc."
Tại một cuộc họp báo, Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc P.J Cowley được yêu cầu trả lời như thế nào trước câu hỏi do Liên Đoàn Ả Rập đặt ta hôm Chủ nhật "Có gì sai trái khi để cho Liên Hiệp Quốc cho phép hoặc ủng hộ tiến trình hòa bình?" Ông Crowley trả lời: "Nó sẽ không giải quyết được vụ xung đột. Đường lối duy nhất để chấm dứt vụ xung đột là giải quyết các vấn đề qui chế chung cuộc. Và cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là qua các cuộc thương thuyết trực tiếp. Đơn phương tuyên bố hay đơn phương hành động ngả về bên này hay bên kia sẽ không giúp chấm dứt xung đột, mà chấm dứt xung đột là mục tiêu của chúng ta. "
Israel đã kịch liệt phản đối việc để Hội Đồng Bảo An hoặc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc loan báo về vấn đề thành lập quốc gia Palestine, viện lý rằng làm như vậy sẽ vi phạm các hiệp định Oslo năm 1993 làm nền tảng cho tiến trình hòa bình, và sẽ không có lợi gì cho các cuộc thương thuyết về lãnh thổ và các vấn đề trọng yếu khác.
Phát ngôn viên Crowley nói rằng một tuyên bố về vấn đề thành lập quốc gia Palestine của Liên Hiệp Quốc sẽ là một động thái đơn phương, chỉ được hậu thuẫn của một bên trong tiến trình.
Theo ông, một sự giàn xếp toàn bộ, bao gồm mọi mặt của tiến trình hòa bình, chỉ có thể đạt được với sự đồng thuận của tất cả các bên.
Nhắc lại, các cuộc thương thảo trực tiếp do Hoa Kỳ hướng dẫn đã bị ngưng trệ hồi tháng 9, sau khi chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ chối triển hạn lệnh hoãn 9 tháng liên quan đến hoạt động xây dựng tại hầu hết khu lập cư.
Ông Netanyahu sẽ đáp máy bay đến thành phố New Orleans thuộc miền Nam nước Mỹ vào sau này torng tuần để dự một cuộc họp với các tổ chức Do Thái, và gặp gỡ phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Các giới chức tại đây cũng cho biết thêm, đã có những tiếp xúc với văn phòng ông Netanyahu, về việc liệu ông có thể gặp Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Washington hoặc một nơi nào khác hay không, sau khi bà từ châu Á trở về Mỹ vào đầu tuần tới.
Vẫn theo các giới chức trên, ông George Mitchell đặc sứ Hoa Kỳ tại Trung Đông sẽ gặp gỡ Thủ tướng Israel trong thời gian ông lưu lại Mỹ, có thể là tiếp theo sau với cuộc họp với bà Clinton.
Mặt khác, phát ngôn viên Crowley cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng ông Mitchell, từng là lãnh đạo khối đa số thượng viện và từng đóng vai trò hòa giải tại Bắc Ireland, có thể sẽ rời khỏi chức vụ đặc trách Trung Đông.
Ông Crowley kết luận, vẫn có những lời đồn đại thường xảy ra liên quan đến tương lai ông Mitchell, nhưng nếu có sự rời khỏi chức vụ của ông Mitchell thì chắc chắn ông phải biết rõ.
Mỹ chống đối việc dùng LHQ làm nơi chốn cho hoạt động ngoại giao về Trung Đông
- David Gollust
Hôm thứ hai, chính quyền Obama cho biết họ chống đối việc chuyển giao công cuộc tìm kiếm hòa bình cho vấn đề Israel và Palestine sang cho Liên Hiệp Quốc. Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng chỉ có đối thoại trực tiếp giữa các phe phái mới có thể đưa ra được dàn xếp để thành lập hai quốc gia, giải quyết cuộc xung đột.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1