Trong khuôn viên Bộ Quốc phòng, nơi nhà lãnh đạo lâm thời Kyrgyztan đặt văn phòng tạm thời, một đám đông ít người nhưng giận dữ đã tụ tập đòi đưa tổng thống bị lật đổ đến thủ đô để ra trước công lý.
Một số người ở đây rõ ràng đang ngày càng bực bội thêm đối với cuộc giằng co kéo dài giữa chính phủ lâm thời và ông Bakiyev, hiện đang ở phía nam của quốc gia Trung Á này, và đang bất bình về một thỏa thuận có thể đạt được để ông được phép rời khỏi nước.
Tổng thống bị lật đổ gợi ý rằng ông ta có thể chính thức từ chức với một số điều kiện, trong khi nhạo báng ban lãnh đạo đã lên nắm quyền sau khi ông bỏ trống khỏi thủ đô.
Phát biểu tại Washington, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev nói rằng có rất nhiều nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến ở Kyrgyztan.
Phóng viên VOA đã hỏi nhà lãnh đạo lâm thời Roza Otunbaeva về điều này. Bà đáp lại bằng cách nêu ra rằng vị tổng thống bất trị này đã thề quyết gây thêm đổ máu, nếu các lực lượng hiện trung thành với ban lãnh đạo lâm thời có hành động chống lại ông ta.
Bà Otunbaeva nói ông ta đã bị dồn đến chân tường. Bà cho rằng ông ta có thể tìm cách có hành động như thế, nhưng ban lãnh đạo cũng có các kế hoạch và sẽ có hành động.
Bà Otunbaeva lập lại rằng tổng thống nên từ chức và rời khỏi nước một cách an toàn.
Bà đưa ra các nhận định vừa kể ngay sau khi họp với giới chức Mỹ cao cấp nhất đến thăm Kyrgyztan kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị bùng nổ.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Nam và Trung Á, ông Robert Blake đang mở hai ngày họp với các giới chức của chính phủ lâm thời Kyrgyztan.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bishkek cho biết cơ quan này cam kết hoàn toàn hợp tác với ban lãnh đạo lâm thời.
Một số người trong chính phủ lâm thời quy trách cho Hoa Kỳ là quá thân thiện với ông Bakiyev và không đưa ra đủ những lời chỉ trích ông về điều mà họ coi là 5 năm tại chức tham nhũng và độc đoán, mà họ nói là đầy rẫy những vụ vi phạm nhân quyền.
Phát biểu với các phóng viên, đại sứ Blake nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng ủng hộ chính phủ lâm thời với các kế hoạch soạn thảo lại hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ trong vòng 6 tháng.
Ông Blake nói: “Tôi cảm thấy lạc quan về các biện pháp mà chính phủ đang thực hiện và chúng tôi trông đợi sẽ góp phần ủng hộ tiến trình đó vào lúc tiến trình được xúc tiến.”
Một yếu tố cấp thiết trong quan hệ giữa Washington và Bishkek là việc sử dụng gây nhiều tranh cãi phi trường Manas như một căn cứ hậu cần và trung chuyển của quân đội Hoa Kỳ đang chống lại các phần tử nổi dậy ở nước Afghanistan ngay gần đó.
Một đặc sứ Mỹ đang mở các cuộc hội đàm tại Bishkek với ban lãnh đạo đã lên thay thế tổng thống Kyrgyztan hồi tuần trước và nay vừa tước quyền miễn tố của ông này. Các lực lượng trung thành với Tổng thống Kurmanbek Bakiev đã bắn vào người biểu tình chống chính phủ hôm thứ tư tuần trước. Giới hữu trách cho hay 84 người được xác nhận là đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương còn nằm viện. Sự kiện này còn gây xúc động nhiều tại một trong những nước nghèo nhất thuộc Liên bang Xô Viết cũ. Từ Bishkek, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1