Mặc dù các cuộc bầu cử được nhiều người chấp nhận ở Honduras hồi tháng 11 đưa Tổng thống Ricardo Lobo lên nhậm chức, vấn đề cuộc đảo chính năm ngoái vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa các nước thành viên OAS.
Chưa rõ liệu vấn đề phục hồi đầy đủ tư cách thành viên cho Honduras trong tổ chức khu vực này có được đưa ra biểu quyết tại Đại hội cấp bộ trưởng OAS ở Lima hay không.
Nhưng bà Clinton khẳng định rằng, theo quan điểm của Mỹ, việc tiến hành bầu cử và các biện pháp hòa giải tiếp theo của chính phủ của Tổng thống Lobo xứng đáng để cho Honduras được trở lại OAS và các tổ chức khu vực khác.
Bà Clinton nói: “Tổng thống Lobo đã làm tất cả những việc mà ông nói sẽ làm. Ông được bầu lên qua một cuộc bầu cử tự do, công bằng và hợp pháp. Ông đã ra lệnh ân xá chính trị. Ông đã thành lập một ủy ban tìm hiểu sự thực. Ông đã có cam kết rất nhiều với việc theo đuổi một chính sách tái hội nhập.”
Nhiều nước lớn ở Châu Mỹ Latinh, trong đó có Brazil, Argentina và Venezuela, đã từ chối không thừa nhận ông Lobo là người lãnh đạo hợp pháp của Honduras bởi vì ngoài nhiều yếu tố khác, chính phủ lâm thời tiền nhiệm của ông đã không đưa ông Zelaya trở lại chức vụ.
Phát biểu với các phóng viên tháp tùng bà đến Lima, bà Clinton nói bà hãnh diện về vai trò của Hoa Kỳ trong việc phản đối cuộc đảo chính ở Honduras, và rằng hiện nay nước này đã lật qua một trang dân chủ mới xuyên qua tiến trình bầu cử.
Bà Clinton cho biết: “Tất cả chúng ta đều đồng lòng lên án cuộc đảo chính lật đổ ông Zelaya và tôi rất lấy làm hài lòng rằng Hoa Kỳ đã góp một tiếng nói mạnh trong việc lên án đó. Nhưng sau đó, chúng ta đã vận động với các nước láng giềng và hệ thống bầu cử, bởi vì theo quan điểm của chúng tôi, cuộc bầu cử được hoạch định từ lâu này là phương cách chắc chắn nhất để tiến tới.”
Trong chuyến công du quan trọng ở vùng Châu Mỹ Latinh lần thứ nhì tính từ hồi tháng 3 đến nay, bà Clinton sẽ đi Ecuador vào ngày mai và sau đó trong ngày sẽ đi tiếp qua Colombia.
Trong một bài phát biểu tại Quito về chính sách, bà sẽ hô hào việc củng cố các cơ chế dân chủ trong khu vực và rằng chỉ tổ chức bầu cử không thôi là chưa đủ.
Bà Clinton nói: “Dân chủ mà không đem lại kết quả cho dân chúng, nhất là nếu dân chủ chỉ được xác định qua những người thắng kẻ bại trong bầu cử, không phải là ý nghĩa của sự thay đổi chuyển biến có liên quan đến tương lai. Vì thế khi đề cập đến vấn đề chính quyền dân chủ, liên kết nó với sự hòa nhập xã hội, bàn cụ thể về những gì có tác dụng, tôi nghĩ là thực sự tìm ra một cử tọa sẵn sàng đón nhận nó ở khắp Châu Mỹ Latinh.”
Bà Clinton sẽ kết thúc sứ mạng vào giữa tuần ở Barbados với các cuộc hội kiến các nhà lãnh đạo vùng Caribê mà ngoài nhiều vấn đề khác, trọng điểm sẽ là vấn đề an ninh khu vực và mối đe dọa về bạo lực băng đảng có liên quan đến ma túy thể hiện rõ qua tình trạng bất ổn mới đây ở Jamaica.
Có mặt tại thủ đô Lima của Peru để họp với các vị ngoại trưởng thuộc Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ, còn gọi tắt là OAS, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho việc Honduras tái hòa nhập vào tổ chức khu vực này. Honduras đã bị trục xuất ra khỏi OAS cách đây 1 năm sau vụ cựu Tổng thống Manuel Zelaya bị lật đổ. Từ Lima, thông tín viên VOA David Gollust ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.