Đường dẫn truy cập

Các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi đường lối cứng rắn hơn đối với Triều Tiên


Chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện Hoa Kỳ Ileana Ros-Lehtinen
Chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện Hoa Kỳ Ileana Ros-Lehtinen

Một ủy ban quốc hội Hoa Kỳ đã mở một phiên điều trần gọi là “Bắc Triều Tiên sau Kim Jong Il vẫn còn nguy hiểm và không lường trước được.” Phiên điều trần về chính sách của Hoa Kỳ đối với Bắc Triều Tiên trùng hợp với thông báo của Bình Nhưỡng nói rằng họ sẽ không còn tuần thủ một thỏa thuận đình chỉ thử nghiệm các cơ cụ hạt nhân và phi đạn tầm xa nữa sau khi Washington bãi bỏ viện trợ lương thực. Từ trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ, thông tín viên VOA Cindy Saine ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

  • Hoạt động hạt nhân của Bắc Triều Tiên

  • Bắc Triều Tiên bắt đầu các nỗ lực nghiên cứu hạt nhân vào thập niên 1960, khi nhận được một lò phản ứng cỡ nhỏ của Liên bang Xô Viết cũ, và bắt đầu chương trình vũ khí hạt nhân vào thập niên 1980.


  • Sau đây là trình tự theo thời gian về các diễn biến đáng kể nhất trong lịch sử vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.


  • 1985: Tham gia Hiệp ước Cấm phổ biến hạt nhân (NPT) sau khi phát hiện một lò phản ứng tái chế biến hạt nhân ở Yongbyon.


  • 1994: Ký Khung Thỏa thuận với Hoa Kỳ, theo đó đồng ý ngưng chương trình hạt nhân và nhận các nhà máy năng lượng hạt nhân nước nhẹ.


  • 2002: Tái khởi động các sinh hoạt tại Yongbyon và trục xuất các thanh sát viên của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế IAEA sau khi bị đối đầu về một chương trình bí mật tinh chế uranium.


  • 2003: Cùng với 5 nước khác ở Bắc Kinh tham dự 3 vòng đàm phán 6 bên về chương trình vũ khí hạt nhân của họ.


  • 2005: Ký một thông cáo chung tái khẳng định Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa và đồng ý từ bỏ mọi chương trình hạt nhân hiện hữu.


  • 2006: Loan báo thử nghiệm thành công một thiết bị nổ hạt nhân.


  • 2007: Đóng cửa cơ sở hạt nhân ở Yonbyon và cho phép thanh sát viên IAEA trở lại.


  • 2009: Phóng phi đạn tầm xa qua không phận Biển Nhật Bản, bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khuyến cáo.


  • 2009: Rút ra khỏi các cuộc Đàm phán 6 bên và vài tuần sau loan báo thực hiện cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ nhì.


  • 2012: Đồng ý với lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân và đình chỉ hoạt động tinh chế uranium ở Yongbyon, và ngưng phóng các phi đạn tầm xa.


  • 2012: Phóng một vệ tinh thời tiết trong một hành động bị giới chỉ trích coi là một cuộc thử nghiệm phi đạn đạn đạo trá hình.

Chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện Hoa Kỳ Ileana Ros-Lehtinen đại diện bang Florida nói rằng chính quyền Obama đã rơi vào cùng một khuôn thức thương thuyết thất bại với Bắc Triều Tiên – sau khi bị Bình Nhưỡng lừa dối – mà các chính quyền Bush và Clinton đã theo đuổi một cách vô ích. Bà nói tân lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dường như theo bước cố thân phụ Kim Jong Il trong việc đáp lại đề nghị cởi mở bằng cách khiêu khích thế giới qua vụ phóng hỏa tiễn thất bại hôm thứ Sáu tuần trước.

Dân biểu Ros-Lehtinen nói: “Lập luận của Bắc Triều Tiên lẽ ra phải cho các nhà thương thuyết của chúng ta thấy rõ những gì họ cần phải biết. Chính sách “quân đội trên hết”bỏ đói dân chúng để nuôi quân và cung cấp cho công nghiệp vũ khí vẫn còn nguyên. Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên ước lượng trong tháng này rằng phía Bắc Triều Tiên chi 850 triệu đôla vào vụ phóng phi đạn thất bại – số tiền đủ để mua bắp nuôi sống toàn dân trong cả năm.”

Các nhà lập pháp và chuyên gia có mặt tại buổi điều trần đồng ý rằng Bắc Triều Tiên đã chứng tỏ rằng thực sự họ vẫn còn rất nguy hiểm và khó lường. Ông Michael Green thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược nói ông itn rằng chúng ta có thể thấy một cuộc thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong nay mai.

Ông Green nói: “Vì thế rõ ràng là miền Bắc đang tiến tới một khả năng vũ khí hạt nhân, thực hiện qua các phi đạn đạn đạo hoặc qua nước chuyển nhượng, và các nỗ lực của chúng ta cho tới nay đã kéo chậm được nhưng gần như không ngăn chặn được họ trên con đường đó.”

Ông Scott Snyder thuộc Ủy ban Đối Ngoại nói rằng Hoa Kỳ lâu nay đã coi thượng lượng là trụ cột của chính sách đối với Bắc Triều Tiên, và ông cho rằng đây là một sai lầm.

Ông Snyder lập luận: “Không có sự thiệt hại sâu xa nói trong việc nói chuyện với Bắc Triều Tiên, ta có thể biết được rất nhiều, đó là một khía cạnh quan trọng trong chính sách ngoại giao của chúng ta. Nhưng tôi nghĩ các cuộc họp của Hội đồng An Ninh Quốc gia về Bắc Triều Tiên phải bắt đầu bằng áp lực, sức mạnh, cấm đoán, thực thi chế tài, và sau đó cuối cùng mới cứu xét xem đưa bộ phận giao tiếp và ngoại giao vào chỗ nào, và tôi nghĩ là lâu nay chúng ta vẫn làm ngược lại.”

Dân biểu Cộng hòa Dana Rohrabacher của bang California
Dân biểu Cộng hòa Dana Rohrabacher của bang California
Đáp lại vụ phóng hỏa tiễn thất bại tuần trước, Hoa Kỳ đã bãi bỏ đề nghị viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên. Dân biểu Cộng hòa Dana Rohrabacher của tiểu bang California nói ông tin rằng Washington trước tiên không nên đề nghị viện trợ, bởi vì chính phủ Bắc Triều Tiên đã không thực sự cho phép phân phối viện trợ lương thực cho người dân miền Bắc ở nhiều nơi trong nước.

Dân biểu Rohrabacher nói: “Hoa Kỳ nhận trách nhiệm về dinh dưỡng cho người dân Bắc Triều Tiên vào hồi nào? Ý tôi muốn nói đây là một chính sách ngông cuồng về phía chúng ta.”

Các chuyên gia làm nhân chứng tại buổi điều trần nói họ không cảm thấy chuyện liên kết viện trợ lương thực cho dân chúng đang chết đói với các cuộc thương lượng hạt nhân với Bắc Triều Tiên là điều hay, nhưng đồng ý rằng Bình Nhưỡng phải để cho các cơ quan cứu trợ phân phối lương thực.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG