Khi trẻ em tại Nigeria sinh ra hầu hết không có giấy khai sinh. Thông tín viên đài VOA Heather Murdock tường thuật rằng Cơ quan nhi đồng Liên Hiệp Quốc, UNICEF, nói rằng không có hồ sơ, những trẻ em này thường hay bị từ chối việc chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục và thường là nạn nhân của các vụ vi phạm nhân quyền.
Ông Nicholas Karikarisei, một ngư dân, chăm sóc cho 6 con của ông trong một ngôi nhà hai phòng ở vùng Đồng bằng Sông Niger của Nigeria.
Năm ngoái, ông đem đứa con trai bốn tuổi của mình, cũng tên là Nicholas, tới bệnh viện của nhà nước để được điều trị bệnh sốt rét, một chứng bệnh có thể làm chết người.
Bệnh viện nhà nước miễn phí cho trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng ông nói rằng, cũng giống như nhiều gia đình khác, con ông không được chấp nhận vì ông không chứng minh được tuổi của Nicholas. Em không có giấy khai sinh nên ông phải trả một bệnh viện tư 45 đôla cho việc điều trị, tại một vùng mà hầu hết mọi người sống với mức dưới 1 đô la một ngày. Ông nói:
“Sự nhận thức không có. Tầm quan trọng không có. Điều đó chỉ xảy ra khi tôi tới để xin chăm sóc sức khỏe cho con tại một bệnh viện của chính phủ. Chỉ khi tới đó tôi mới biết là không có giấy khai sinh thì không được hưởng dịch vụ y tế miễn phí.”
UNICEF nói rằng, trên khắp thế giới, cứ ba trẻ em thì có một em không chính thức tồn tại, và gần như tất cả đều sống tại Châu Á hay vùng phía nam Sa mạc Sahara của Châu Phi.
UNICEF nói rằng Nigeria có 17 triệu trẻ em không có giấy khai sinh, chỉ đứng hàng thứ nhì sau Ấn Độ, có 71 triệu trẻ em không được đăng ký. Tại Nigeria, 60% trẻ em không có giấy khai sinh.
Giới chức bảo vệ trẻ em của UNICEF, bà Sharon Oladiji, nói rằng vấn đề này đặc biệt gay gắt tại những khu vực nông thôn ở miền bắc. Bà nói:
“Đây là một xã hội phụ hệ và hầu hết phụ nữ không hề được tham gia trong việc quyết định. Và hầu hết phụ nữ tại vùng nông thôn miền bắc không được đi học nên họ không biết về sự quan trọng của việc đăng ký các con họ.”
Ngoài việc không được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí của chính phủ, các trẻ em không đăng ký còn phải đối diện với nhiều khó khăn – và những em phải chịu thiệt nhiều nhất là những em không được đăng ký.
Thí dụ, để điều trị trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng một cách an toàn, các nhân viên y tế cần biết tuổi của đứa trẻ. Nếu không thì việc điều trị này có thể giết đứa trẻ hoặc thậm chí làm cho nó bịnh hơn.
Bà nói thêm rằng những trẻ em bị mua bán lậu hầu hết là không đăng ký, và nếu một đứa trẻ không có giấy khai sinh bị phạm tội thì tuổi của em không thể bảo vệ em. Bà giải thích thêm:
“Khi một đứa trẻ được tiếp xúc hay bị xung đột với luật pháp, ta không đối xử với đứa trẻ đó như một người trưởng thành phạm tội hình sự. Có một khuôn khổ luật pháp riêng để áp dụng cho trẻ em phạm luật.”
Những thất bại của chính phủ tại Nigeria một phần cũng là do việc thiếu hồ sơ khai sinh. Chẳng hạn, rất khó có thể ngăn ngừa trẻ em khỏi chết nếu không biết có bao nhiêu em chết, ở đâu, và vì bệnh gì.
UNICEF hiện nay đang tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo và các gia đình cổ truyền về sự quan trọng của việc đăng ký trẻ em. Tại miền bắc Nigeria, nơi hầu hết các gia đình là tín đồ Hồi Giáo, bà Oladiji nói rằng họ đưa ra những vần thơ trong kinh Quran ủng hộ cho lý lẽ của họ và nêu lên việc đăng ký khai sinh tạo điều kiện cho khả năng tương lai của đứa trẻ để đi hành hương tới Mecca. Bà nói:
“Chúng tôi muốn xem xét tới những gì họ làm, những gì họ thích. Chẳng hạn như đi hành hương tại Mecca. Vì thế chúng tôi chú ý tới điều đó rằng - đứa trẻ này nếu không đượcđăng ký khai sinh thì không thể có được hộ chiếu và không thể đi hành hương”.
Ông Karikarisei, cha của sáu người con, nói rằng ông không phản đối việc đăng ký cho con ông, ông chỉ không biết là điều đó quan trọng, và trung tâm đăng ký gần nhất cũng cách xa làng ông tới 15 giờ di chuyển.
UNICEF nói rằng họ hy vọng có thể gia tăng đáng kể con số các trung tâm đăng ký trong vài năm sắp tới, 65 tới 70% trẻ em sinh tại Nigeria sẽ có giấy khai sinh.
Ông Nicholas Karikarisei, một ngư dân, chăm sóc cho 6 con của ông trong một ngôi nhà hai phòng ở vùng Đồng bằng Sông Niger của Nigeria.
Năm ngoái, ông đem đứa con trai bốn tuổi của mình, cũng tên là Nicholas, tới bệnh viện của nhà nước để được điều trị bệnh sốt rét, một chứng bệnh có thể làm chết người.
Bệnh viện nhà nước miễn phí cho trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng ông nói rằng, cũng giống như nhiều gia đình khác, con ông không được chấp nhận vì ông không chứng minh được tuổi của Nicholas. Em không có giấy khai sinh nên ông phải trả một bệnh viện tư 45 đôla cho việc điều trị, tại một vùng mà hầu hết mọi người sống với mức dưới 1 đô la một ngày. Ông nói:
“Sự nhận thức không có. Tầm quan trọng không có. Điều đó chỉ xảy ra khi tôi tới để xin chăm sóc sức khỏe cho con tại một bệnh viện của chính phủ. Chỉ khi tới đó tôi mới biết là không có giấy khai sinh thì không được hưởng dịch vụ y tế miễn phí.”
UNICEF nói rằng, trên khắp thế giới, cứ ba trẻ em thì có một em không chính thức tồn tại, và gần như tất cả đều sống tại Châu Á hay vùng phía nam Sa mạc Sahara của Châu Phi.
UNICEF nói rằng Nigeria có 17 triệu trẻ em không có giấy khai sinh, chỉ đứng hàng thứ nhì sau Ấn Độ, có 71 triệu trẻ em không được đăng ký. Tại Nigeria, 60% trẻ em không có giấy khai sinh.
Giới chức bảo vệ trẻ em của UNICEF, bà Sharon Oladiji, nói rằng vấn đề này đặc biệt gay gắt tại những khu vực nông thôn ở miền bắc. Bà nói:
“Đây là một xã hội phụ hệ và hầu hết phụ nữ không hề được tham gia trong việc quyết định. Và hầu hết phụ nữ tại vùng nông thôn miền bắc không được đi học nên họ không biết về sự quan trọng của việc đăng ký các con họ.”
Ngoài việc không được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí của chính phủ, các trẻ em không đăng ký còn phải đối diện với nhiều khó khăn – và những em phải chịu thiệt nhiều nhất là những em không được đăng ký.
Thí dụ, để điều trị trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng một cách an toàn, các nhân viên y tế cần biết tuổi của đứa trẻ. Nếu không thì việc điều trị này có thể giết đứa trẻ hoặc thậm chí làm cho nó bịnh hơn.
Bà nói thêm rằng những trẻ em bị mua bán lậu hầu hết là không đăng ký, và nếu một đứa trẻ không có giấy khai sinh bị phạm tội thì tuổi của em không thể bảo vệ em. Bà giải thích thêm:
“Khi một đứa trẻ được tiếp xúc hay bị xung đột với luật pháp, ta không đối xử với đứa trẻ đó như một người trưởng thành phạm tội hình sự. Có một khuôn khổ luật pháp riêng để áp dụng cho trẻ em phạm luật.”
Những thất bại của chính phủ tại Nigeria một phần cũng là do việc thiếu hồ sơ khai sinh. Chẳng hạn, rất khó có thể ngăn ngừa trẻ em khỏi chết nếu không biết có bao nhiêu em chết, ở đâu, và vì bệnh gì.
UNICEF hiện nay đang tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo và các gia đình cổ truyền về sự quan trọng của việc đăng ký trẻ em. Tại miền bắc Nigeria, nơi hầu hết các gia đình là tín đồ Hồi Giáo, bà Oladiji nói rằng họ đưa ra những vần thơ trong kinh Quran ủng hộ cho lý lẽ của họ và nêu lên việc đăng ký khai sinh tạo điều kiện cho khả năng tương lai của đứa trẻ để đi hành hương tới Mecca. Bà nói:
“Chúng tôi muốn xem xét tới những gì họ làm, những gì họ thích. Chẳng hạn như đi hành hương tại Mecca. Vì thế chúng tôi chú ý tới điều đó rằng - đứa trẻ này nếu không đượcđăng ký khai sinh thì không thể có được hộ chiếu và không thể đi hành hương”.
Ông Karikarisei, cha của sáu người con, nói rằng ông không phản đối việc đăng ký cho con ông, ông chỉ không biết là điều đó quan trọng, và trung tâm đăng ký gần nhất cũng cách xa làng ông tới 15 giờ di chuyển.
UNICEF nói rằng họ hy vọng có thể gia tăng đáng kể con số các trung tâm đăng ký trong vài năm sắp tới, 65 tới 70% trẻ em sinh tại Nigeria sẽ có giấy khai sinh.